Chuyển động Hà Nội

Quận Thanh Xuân: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực phát triển

Quỳnh Chi 16/08/2024 10:11

Thời gian qua, quận Thanh Xuân đã chủ động, có nhiều cách làm góp phần đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó, từng bước đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung theo hướng bền vững.

Đồng chí Đặng Khánh Hòa – Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, cho biết, UBND quận vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn quận.

lang-moc-1-.jpg
Rước kiệu tại Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc tại quận Thanh Xuân. Lễ hội diễn ra vào ngày 11, 12 tháng Hai âm lịch, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 27/5/2021.

Kế hoạch này của quận Thanh Xuân nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình 06-CTr/TU, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và văn bản chỉ đạo có liên quan của Thành ủy, Quận ủy, góp phần đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội 5 làng Mọc” (tại Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc thuộc quận Thanh Xuân và Phùng Khoang thuộc quận Nam Từ Liêm) của quận nói riêng, Thủ đô nói chung.

Từ việc triển khai kế hoạch nêu trên sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của hệ thống chính trị quận, phường, cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia (Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc) và các nội dung liên quan. Huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia, từng bước nâng cao chất lượng và phát triển, đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận theo hướng bền vững.

Đa dạng hình thức tuyên truyền về di sản và giá trị di sản

Theo đó, thời gian tới, UBND quận Thanh Xuân sẽ triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố. Tổ chức các hoạt động tương tác, xã hội hóa trong công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội 5 làng Mọc”.

Tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung các giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội truyền thống, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước; bảo tồn, phát huy, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương.

lang-moc-3.jpeg
Lễ rước kiệu Thánh của các làng và màn kiệu “bay” là điểm nhấn tại Lễ hội 5 làng Mọc. (Ảnh tư liệu).

UBND quận Thanh Xuân đồng thời tuyên truyền về giá trị của di sản bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú như cổ động trực quan; in/phô tô tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, thông qua giao diện ảnh 360 độ sản phẩm truyền thông các di tích lịch sử gắn lễ hội truyền thống “Lễ hội 5 làng Mọc”.

Biên soạn tin, bài phát thanh tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, quy tắc ứng xử nơi công cộng, các quy định của Ban Tổ chức lễ hội và các nội dung có liên quan tới các tổ chức, cá nhân/người tham gia đoàn rước lễ hội/người thực hành di sản và cộng đồng người dân biết, thực hiện, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Không làm mất đi giá trị nguyên bản của Lễ hội 5 làng Mọc

UBND quận Thanh Xuân sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, lễ hội trên địa bàn. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di sản văn hóa, đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi trái pháp luật khác.

Địa phương tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội; đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích đã xuống cấp là không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể và đầu tư các công trình phụ trợ, cơ sở hạ tầng liên quan đến di tích, lễ hội để hình thành các không gian văn hóa, không gian thực hành lễ hội, giới thiệu và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia, tạo điểm đến, thu hút khách tham quan, chiêm bái, hành lễ nhưng không làm mất đi giá trị nguyên bản của lễ hội truyền thống “Lễ hội 5 làng Mọc”.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng về thực hành và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; không nâng tầm lễ hội, ngăn chặn các yếu tố tiêu cực, hình ảnh phản cảm, thực hiện quy định nếp sống văn minh trong các hoạt động tại lễ hội. Cùng đó, quận Thanh Xuân nghiên cứu, phục dựng các nghi lễ, nghi thức truyền thống và các trò chơi dân gian, trao truyền tri thức cho đội ngũ nắm giữ di sản kế cận; phát huy tính chủ động, tích cực của cộng đồng trong tổ chức, quản lý và thực hành lễ hội truyền thống.

Phối hợp các sở, ngành của Thành phố Hà Nội thực hiện khảo sát, kiểm kê khoa học lễ hội ở địa phương (khi có yêu cầu) phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng như phối hợp UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội 5 làng Mọc” theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2021 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Hỗ trợ nghệ nhân tham gia thực hành, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian

Quận Thanh Xuân tổ chức nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phục dựng nghệ thuật trình diễn dân gian. Chính quyền địa phương của quận Thanh Xuân sẽ tạo tạo điều kiện, hỗ trợ để cộng đồng có môi trường và không gian văn hóa để thực hành và bảo tồn di sản. Bên cạnh đó hỗ trợ cộng đồng thành lập các câu lạc bộ; tổ chức hội thi, liên hoan; phục dựng, khai thác nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu để phục vụ phát triển du lịch, nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống bằng chính di sản mà cộng đồng nắm giữ.

nn-dam.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Ngô Văn Đảm (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) đang truyền nghề diễn xướng ca trù cho người dân địa phương. (Ảnh: Doãn Nhàn).

Quận Thanh Xuân mở các lớp truyền dạy, đào tạo đội ngũ kế cận, hỗ trợ nghệ nhân tham gia thực hành, truyền dạy, tri thức và kiến thức, các kỹ năng diễn xướng, sản xuất nhạc cụ và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các nghệ nhân và người học nghề. Ngoài ra, tổ chức ghi hình tư liệu hóa tri thức, kỹ thuật, quy trình thực hành và bí quyết thực hành, các “ngón nghề” trình diễn của các nghệ nhân xuất sắc để lưu giữ, truyền dạy, phục hồi và quảng bá trong các bối cảnh cụ thể.

Đặc biệt, quận Thanh Xuân sẽ hỗ trợ lần đầu khi Câu lạc bộ loại hình di sản Nghệ thuật trình diễn dân gian được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ; hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các Câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đạt hiệu quả (mức hỗ trợ theo quyết định tại Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 8/12/2022 của HĐND thành phố Hà Nội).

Triển khai thực hiện chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân gìn giữ, bảo vệ và trao truyền di sản

Quận Thanh Xuân phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Thành phố xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia. Cùng đó, triển khai thực hiện chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân là những người gìn giữ, bảo vệ và trao truyền di sản theo quy định.

“Quận sẽ kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có thể lồng ghép trong sơ kết, tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của địa phương. Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng truyền dạy và nội dung công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ, công chức lĩnh vực văn hóa, Chủ nhiệm các câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa và cộng đồng, nghệ nhân nắm giữ và thực hành di sản” - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa, chia sẻ./.

“Căn cứ quy định pháp luật, sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân cơ bản tổ chức triển khai các nội dung, yêu cầu mục tiêu Đề án của Thành phố đề ra, đó là bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia cho thế hệ sau; nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ, phát huy các giá trị di sản, đưa các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo hướng bền vững và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội 5 làng Mọc”, quận Thanh Xuân từ nay đến năm 2030”, đồng chí Đặng Khánh Hòa, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Quận Thanh Xuân: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO