Y tế - Giáo dục

Quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật trong ngành giáo dục

Đình Vũ 11/04/2024 07:32

Chiều 10/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình phối hợp cùng Công an quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, chia sẻ kiến thức về phòng chống bạo lực học đường. Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

z5335395452522_6abc3bf037a70a00c52f32bba660a57d.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị tuyên truyền pháp luật trong ngành giáo dục quận Ba Đình chiều 10/4.

Tham dự Hội nghị có Thiếu tá Nguyễn Phương Nhung - Phó đội trưởng Đội An ninh Giáo dục và Khoa học, Phòng An ninh chính trị nội bộ, CATP Hà Nội; đồng chí Lê Đức Thuận - Quận Uỷ viên, Trưởng phòng GD&ĐT quận; Trung Tá Phạm Trung Tuyến - Phó trưởng Công an quận; các đồng chí cán bộ quản lý, các thầy cô giáo là Tổng phụ trách, Bí thư Chi đoàn, nhân viên phụ trách tham vấn học đường của các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn quận.

Báo cáo viên của Hội nghị là Trung tá, PGS. TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh - Giảng viên Khoa Cảnh sát hình sự - Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trung Tá Phạm Trung Tuyến - Phó trưởng Công an quận Ba Đình đã đặc biệt nhấn mạnh về thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong thời gian gần đây và sự cần thiết của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Theo đề dẫn của báo cáo viên - Trung tá, PGS. TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh cùng những tình huống qua các tiểu phẩm giả định, Hội nghị đã đề cập đến bạo lực học đường, một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, xu hướng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng dưới nhiều dạng như: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn từ, bạo lực vật chất… Đặc biệt, với sự phát triển của CNTT, bạo lực học đường đã không chỉ còn giới hạn tại trường học và xảy ra trong tầm kiểm soát của nhà trường mà đã xuất hiện hình thức bạo lực mạng - với không gian mạng xã hội rộng lớn mà nhà trường và gia đình không thể kiểm soát hoàn toàn.

Hội nghị cũng đã phân tích những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan của sự gia tăng các vụ bạo lực học đường nói chung, bạo lực mạng nói riêng. Trong đó, nguyên nhân chủ quan được xác định đến từ sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, đặc biệt là lứa tuổi 12-18 tuổi, lứa tuổi có sự phát triển lớn nhất về tâm sinh lý. Trung tá Thuý Hạnh khẳng định, đây là độ tuổi đặc biệt có những nhu cầu về mong muốn khẳng định bản thân, mong muốn kết bạn để được lắng nghe… Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan đến từ sự chủ quan, lơ là của gia đình và nhà trường… cũng làm gia tăng tỷ lệ các vụ bạo lực học đường mà không được phát hiện để ngăn chặn và can thiệp kịp thời.

Tại Hội nghị, báo cáo viên cũng nêu những nguy cơ về thuốc lá điện tử đang len lỏi trong giới trẻ, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất, tinh thần của người dùng và ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, an toàn xã hội.

Để phòng chống bạo lực học đường cũng như các hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hiện nay rất cần sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng, từ gia đình, nhà trường, các thầy cô giáo đến toàn thể cộng đồng. Thông qua Hội nghị, trung tá Thuý Hạnh khẳng định tầm quan trọng của gia đình – nhà trường – xã hội trong việc đẩy lùi bạo lực học đường, các hành vi vi phạm pháp luật.

Hội nghị đã mang đến những kiến thức pháp luật bổ ích và bám sát thực tế, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cũng như kĩ năng trong phòng chống bạo lực học đường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật trong ngành giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO