Giáo dục

Quận Ba Đình (Hà Nội): Sơ kết một năm Dự án "Trường học hạnh phúc"

Bích Vân 07:35 19/10/2023

Chiều 18/10, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức sơ kết Dự án "Trường học hạnh phúc" năm học 2022 - 2023 và kế hoạch tiếp tục triển khai Dự án trong năm học 2023 - 2024.

1.jpg
Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình phát biểu tại Hội nghị.

Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo quận Ba Đình giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên Dự án “Trường học hạnh phúc” đã được đưa vào áp dụng thí điểm tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn quận. Với mục tiêu: Học sinh thích đến trường, yêu môn học, không quên sách vở... phụ huynh kết nối nhiều hơn với nhà trường đã ghi những dấu ấn thành công.

Tại lễ sơ kết, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, với sự quyết tâm xây dựng một nền giáo dục văn minh - thân thiện - hiện đại, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã tham mưu cho UBND quận các giải pháp phát triển giáo dục. Trong đó, trọng tâm là mục tiêu xây dựng các trường học trên địa bàn quận trở thành “Trường học hạnh phúc”.

Theo ông Thuận, để thực hiện mục tiêu này, đơn vị đã hợp tác với doanh nghiệp xã hội ELI vì hạnh phúc và an lạc (Hiệp hội giáo dục Eurasia - Thụy Sỹ) nhằm đưa mô hình “Trường học hạnh phúc” về các trường học trên địa bàn quận. Qua đó, kiến tạo một hướng đi mới trong tương lai để các trường học không chỉ là trường học mà sẽ thực sự trở thành ngôi nhà thứ 2 của học sinh.

2.jpg
Các đai biểu chia sẻ về những kinh nghiệm sau 1 năm thí điểm Dự án "Trường học hạnh phúc".

Dự án thí điểm năm đầu tiên đã được triển khai bắt đầu từ tháng 8/2022 (năm học 2022 - 2023) với việc tập huấn và nâng cao năng lực, tri thức và thực hành về giáo dục cảm xúc xã hội cho nhóm giáo viên nòng cốt tại 3 trường: Trường tiểu học Phan Chu Trinh, trường THCS Nguyễn Trãi và trường tiểu học - THCS - THPT Thực Nghiệm Khoa học giáo dục.

Dưới sự quan tâm chỉ đạo của UBND quận Ba Đình, Phòng DG&ĐT quận Ba Đình, sự nỗ lực và tâm huyết của đội ngũ điều phối ELI tại Hà Nội, sự hưởng ứng, đồng lòng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nòng cốt các trường giai đoạn 1 đã đạt được những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Các nhà trường đã nhìn thấy sự chuyển biến ở các thầy, cô tham gia tập huấn và những thay đổi tích cực trong cộng đồng các nhà trường tham gia Dự án.

Nhìn lại một năm triển khai Dự án “Trường học hạnh phúc”, cô Nguyễn Loan - giáo viên bộ môn Giáo dục công dân (trường tiểu học - THCS - THPT Thực Nghiệm) chia sẻ, khi được nghe những lời bộc bạch của học trò như: “Mai là tiết dạy của cô, chúng em rất mong đến tiết học của cô...”. Là giáo viên môn Giáo dục công dân, thường được cho là môn học khô khan, bản thân cô rất xúc động khi học trò bày tỏ yêu thích môn học, cô cảm thấy hạnh phúc...

Cô Nguyễn Thị Hạnh - giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi nhớ lại lời cảm ơn đặc biệt của một học sinh lớp 6: “Con cảm ơn cô vì cô con đã được ngủ trưa”. Cô cho biết mình cảm thấy hạnh phúc khi có thể góp phần mang đến thói quen tốt cho học trò, thấy được chia sẻ và đồng cảm nhiều hơn...

Cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên trường tiểu học Phan Chu Trinh cho biết, ngoài làm công tác chuyên môn khi giảng dạy, cô còn cố gắng tạo cho các em niềm vui với thói quen học tập và gắn kết với phụ huynh học sinh. Có những học sinh trước đây rất hay quên vở bài tập nhưng đến nay đã khắc phục và không tái phạm vì lợi dặn dò của cô. “Cô hiểu và chia sẻ với con khi con quên vở nhưng phải chú ý nghe giảng, chép lại bài và lần sau không quên nữa...”. Một vài lần như vật và từ đó không có học sinh quên mang đồ dùng học tập.

5.jpg
Đại diện Hiệp hội Eurasia chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô giáo của 4 trường tiếp theo triển khai Dự án "Trường học hạnh phúc" năm học 2023 - 2024.

Cũng theo cô Huyền, khi áp dụng các phương pháp được tập huấn trong Dự án “Trường học hạnh phúc” cho học trò sẽ giúp các em được tiếp cận với thầy cô nhiều hơn, có cơ hội được khẳng định bản thân, được tôn trọng, được lắng nghe và chia sẻ. Qua đó, học sinh trở nên tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập cũng như rèn luyện.

Thông qua Dự án, phụ huynh học sinh đã có sự kết nối nhiều hơn với nhà trường, có cơ hội để chia sẻ, trao đổi và cảm nhận về sự chuyển biến tích cực trong nền giáo dục. “Có lần họp phụ huynh, số lượng đến đông gần gấp đôi sĩ số lớp vì cả bố mẹ học sinh đều có mặt để lắng nghe triển khai công tác học tập, rèn luyện của con em mình...”, cô Huyền chia sẻ thêm.

Từ những kết quả tích cực thu được trong năm học đầu tiên triển khai thí điểm, Dự án “Trường học hạnh phúc”, năm học 2023 - 2024, mô hình này sẽ được mở rộng đến các trường: trường THCS Thống Nhất, trường THCS Phúc Xá, trường tiểu học Thành Công A và trường tiểu học Việt Nam - Cu Ba.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Quận Ba Đình (Hà Nội): Sơ kết một năm Dự án "Trường học hạnh phúc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO