Phường Trần Phú (Hoàng Mai): Tận dụng đất dự án chậm tiến độ để khai thác kinh doanh, tiềm tàng nhiều nguy cơ cháy nổ?

Dương Dương| 11/11/2022 09:29

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh tới tòa soạn Người Hà Nội, bày tỏ bức xúc về tình trạng tập kết của bãi xe trên đất dự án có địa chỉ tại tổ 19, đường Khuyến Lương, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai (ven đê Nguyễn Khoái, cạnh khu dân cư Ao Vực), ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trên địa bàn phường.

Theo phản ánh của người dân tổ 19, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai cho biết: Bãi xe số 18 (mặt trước đường QL1A, mặt sau đê Nguyễn Khoái), có diện tích khoảng hơn 20.000 m2, là đất thuộc dự án chậm triển khai, những năm ần đây trở thành bái tập kết xe, tiềm tàng nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến đời sống cư dân cũng như gây mất an toàn giao thông tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

z3423502799563_d234c9390e69ea7cbebeffad222a982b.jpg
Bãi xe số 18, tại tổ 19, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai. Hàng loạt ki-ốt xây dựng trái phép, tiềm tàng nhiều nguy cơ cháy nổ tại bãi xe số 18, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.

Căn cứ bản đồ quy hoạch của TP. Hà Nội 2022 (sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Hà Nội), toàn bộ diện tích bãi xe số 18 được quy hoạch là đất ở đô thị (ODT) đã có chủ trương từ 10 năm trước. Tuy nhiên, hiện nay đã trở thành bãi tập kết xe. Đặc biệt, bên trong bãi được xây dựng hàng loạt Ki-ốt rộng hàng trăm m2, chia thành từng ô nhỏ để làm kho tập kết hàng hóa. Đây là nơi tập kết hàng hóa của nhiều xe tải đường dài, hoạt động ra vào ngày đêm, gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự trong khu vực. Hơn nữa, khu vực này nằm cạnh quốc lộ 1A, lưu lượng giao thông khá đông đúc và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Ngoài việc mất an ninh trật tự, còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mất an toàn cho người dân trong khu vực.

Để lập lại trật tự kỷ cương văn minh đô thị, đảm bảo an toàn cho cư dân sinh sống trên địa bàn, kính đề nghị chính quyền địa phươn và các đơn vị liên quan sớm vào cuộc để xác minh thông tin phản ánh. Tòa soạn Người Hà Nội chuyển thông tin độc giả phản ánh đến các cơ quan chức năng để xem xét, kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có)./.

Vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số:14/CT-UBND, ngày 25 tháng 8 năm 2022 về việc “Tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, đảm bảo tiến độ đặt ra, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ dẫn đến cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phường Trần Phú (Hoàng Mai): Tận dụng đất dự án chậm tiến độ để khai thác kinh doanh, tiềm tàng nhiều nguy cơ cháy nổ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO