Chuyển động Hà Nội

Phúc Thọ: Xây dựng nông thôn mới nâng cao kết hợp phát triển kinh tế địa phương

Lệ Quyên 14:56 25/08/2023

Sau khi hoàn thành xây dựng huyện Nông thôn mới (NTM) Phúc Thọ tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng thành công huyện NTM nâng cao, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, thực sự là miền quê đáng sống. Để thực hiện mục tiêu này, huyện Phúc Thọ đã triển khai nhiều giải pháp, đồng thời khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của người dân nơi đây.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Diện mạo nông thôn, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, 20/20 xã của huyện Phúc Thọ đã được UBND TP. Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM; địa phương cũng hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đáng chú ý, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đời sống của nhân dân huyện Phúc Thọ không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn huyện hiện đạt hơn 62 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,57 % theo tiêu chí mới, đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang.

huyen-phuc-tho.jpg
Diện mạo huyện Phúc Thọ có nhiều thay đổi

Theo kế hoạch đề ra của huyện Phúc Thọ, sẽ có 8 xã trên địa bàn được tập trung đầu tư xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2023 – 2025, bao gồm các xã: Võng Xuyên, Hát Môn, Tam Hiệp, Thọ Lộc, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng, Vân Phúc, Tích Giang.

Hiện nay, huyện cũng đã rà soát các dự án đầu tư công trên địa bàn ở các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, môi trường và cơ sở hạ tầng nông thôn của 8 xã giai đoạn 2023-2025 bao gồm 88 dự án với tổng mức đầu tư được duyệt là 3.880 tỷ đồng, trong đó: Lĩnh vực giao thông: 32 dự án, tổng mức đầu tư: 2.768,9 tỷ đồng: Lĩnh vực giáo dục: 3 dự án, với tổng mức đầu tư 82,12 tỷ đồng; Lĩnh vực Văn hóa - Thể thao và môi trường có 37 dự án,với tổng mức đầu tư: 851,8 tỷ đồng; Lĩnh vực thủy lợi gồm 11 dự án, tổng mức đầu tư được duyệt 143 tỷ đồng: Lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn có 5 dự án, tổng mức đầu tư được duyệt: 34, 1 tỷ đồng.

Đồng thời huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân trong xây dựng và nâng cao chất lượng các tiêu chí, tham gia các phong trào xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn, tham gia đóng góp nhân lực, vật lực để tăng nguồn xã hội hóa trong thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế. UBND các xã để thực hiện hiệu quả các kế hoạch đề ra, UBND huyện đã giao cho các xã phối hợp với các phòng, ngành chuyên môn nhằm xác định kinh phí để hoàn thiện tiêu chí cơ sở hạ tầng báo cáo UBND huyện để triển khai đầu tư. Đồng thời, khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị sản xuất hoàn thiện tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, tiêu chí thu nhập của nhân dân; phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt ại các xã có tiềm năng du du lịch sinh thái.

Bên cạnh việc quan tâm hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao thì huyên cũng chú trọng vào việc phát triển kinh tế và bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được quan tâm. Toàn huyện có 5 làng nghề đã được Thành phố công nhận, trong đó: Có 2 làng nghề đang hoạt động là làng Linh Chiểu, xã Sen Phương, làng Thượng Hiệp, 03 làng nghề đã chuyển sang nghề thủ công mỹ nghệ. Các làng có nghề đang mở rộng sản xuất, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Tập trung củng cố, phát triển làng nghề May Thượng Hiệp xã Tam Hiệp kết hợp du lịch theo Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 15/4/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Bằng sự năng động, sáng tạo của người dân, đến nay đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tới các tỉnh phía Bắc, miền Trung và một số địa phương tại miền Nam. Tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống được tổ chức tại Huyện và Thành phố. Đặc biệt, sản phẩm thú nhồi bông đã được đưa ra nước ngoài tại các các siêu thị mini, các shop bán hàng của nước Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Nhận định đây là tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế địa phương, chính vì vậy huyện đã chú trọng và quan tâm thúc đẩy, tạo điều kiện để các làng nghề phát triển, như : Nghề cơ khí xã Liên Hiệp, nghề chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại các xã Hát Môn, Thanh Đa, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Long Xuyên. Duy trì và phát triển nghề sản xuất bún, bánh, đậu phụ làng nghề Linh Chiểu xã Sen Chiểu. Xây dựng, phát triển làng nghề mới, huyện đang đề xuất Thành phố công nhận đạt tiêu chí làng nghề. Xây dựng và từng bước triển khai Đề án phát triển kinh tế tư nhân huyện Phúc Thọ định hướng đến năm 2025. Cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp kịp thời điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

duong-dep-phuc-tho.jpg
Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư đáp ứng nhu cầu đi  lại và giao thương của người dân

Theo đó, cùng với việc không ngừng nâng cao các tiêu chí của xã và huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện Phúc Thọ tiếp tục rà soát lại các quy hoạch gắn với phát triển đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, đẩy mạnh triển khai các cụm công nghiệp làng nghề; xây dựng các khu, vùng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh xứng tầm với điều kiện, lợi thế của địa phương. Huyện Phúc Thọ đã thống nhất quy hoạch huyện thành 3 vùng phát triển bao gồm: Vùng 1 là phát triển đô thị sin thái gắn liền với thương mại, dịch vụ và trung tâm hành chính, văn hóa gồm các xã: Sen Phương, Võng Xuyên, Long Xuyên, Phụng Thượng, Phúc Hòa, thị trấn Phúc Thọ, Thọ Lộc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc. Vùng 2 định hướng phát triển công nghiệp, tiểu công nghiệp, làng nghề gồm các xã: Ngọc Tảo, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Vùng 3 là tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm tại các xã vùng bãi tại các xã: Xuân Đình, xã Vân Phúc, xã vân Nam, xã Vân Hà, xã Thượng Cốc, xã Hát Môn, xã Thanh Đa, xã Tam Thuấn và một phần của xã Hiệp Thuận, xã Liên Hiệp.

Đặc biệt, trong thời gian qua, huyện đã sáng tạo tổ chức thành công nhiều đợt các Hội thi, các buổi sinh hoạt cộng đồng tại 100% cụm dân cư với các chủ đề “Chào mừng sinh nhật Bác, toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông thôn mới, văn hóa mới, con người mới” nhân kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác và giải phóng Thủ đô; hưởng ứng cuộc vận động 3 sạch “Nước sạch, Môi trường sạch, Nông nghiệp sạch”, cuộc thi “Đường, làng, ngõ xóm sáng, xanh, sạch, đẹp”, qua đó đã giúp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn, thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM và công tác dồn điền đổi thửa, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đây là yếu tố quan trọng để phát huy sức dân trong xây dựng NTM.

Để về đích NTM nâng cao như kế hoạch đã đề cũng như tạo được sự đồng thuận trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Phúc Thọ không ngừng tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết, năng động, sáng tạo, vì sự nghiệp chung; tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân được tham gia đóng góp và trực tiếp thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân./.

Bài liên quan
  • Những bước đột phá của chính quyền, nhân dân huyện Ba Vì trong phong trào xây dựng nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, kiên trì bám sát mục tiêu. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả đã tạo được sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra sôi nổi, diện mạo của Ba Vì có sự thay đổi rõ rệt.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phúc Thọ: Xây dựng nông thôn mới nâng cao kết hợp phát triển kinh tế địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO