Sự kiện & Bình luận

Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có những điểm sáng

Quỳnh Chi 15/01/2024 08:08

Theo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Phong trào) tại phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo vừa qua, năm 2023, nhiều phong trào thi đua đã trở thành điểm sáng.

pho-thu-tuong.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát biểu tại phiên họp tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đã chủ trì phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Sau khi nghe Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong năm 2023, các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai năm 2024; ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu dự họp phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có ý kiến, cụ thể:

Kết quả triển khai Phong trào thời gian qua:

Đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực và kết quả triển khai Phong trào thời gian qua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo), các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, qua đó đã tăng cường triển khai Phong trào ngày càng sâu rộng, góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa.

Năm 2023 nhiều phong trào thi đua đã trở thành điểm sáng, nhiều nội dung, hoạt động tiếp tục được triển khai toàn diện, cụ thể, đi vào cuộc sống hằng ngày, được các cấp, các ngành, xã hội và người dân hưởng ứng, tham gia tích cực, trách nhiệm.

chuuong-trinh.jpg
11 gia đình tham gia Chung khảo Liên hoan “Gia đình văn hoá tiêu biểu” thành phố Hà Nội, lần thứ II – năm 2023. (Ảnh tư liệu).

Điển hình như các phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; các mô hình tự quản: “Khu nhà trọ không có tội phạm, tệ nạn xã hội”; các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao quần chúng; các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh, vùng, các lễ hội; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tiếp tục chuyển biến tích cực.

Đã tiếp tục hoàn thiện, trình ban hành một số chính sách pháp luật cần thiết như các nghị định, Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2023 - 2025, hướng dẫn về tiêu chí thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh trong xây dựng nông thôn mới....

Để phát huy tối đa hiệu quả của Phong trào trong năm 2024 và thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần quan tâm, xác định, rà soát và tập trung triển khai một số nội dung chủ yếu sau:

Các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan:

Cách thức tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo (từ trung ương đến địa phương) phải cụ thể, bảo đảm thực chất, hiệu quả. Việc triển khai Phong trào cần tiếp tục bám sát nội dung, nhiệm vụ đã được phân công cho các bộ, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương trong Chương trình thực hiện Phong trào giai đoạn 2021 - 2026 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2021.

Rà soát cụ thể về phạm vi, mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của các phong trào thi đua có nội dung về văn hóa đang triển khai, trên cơ sở đó khắc phục những nội dung chồng chéo với Phong trào (nếu có); đồng thời tăng cường liên kết giữa các nội dung, phong trào để nâng cao hiệu quả triển khai (như các phong trào, nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển xanh, sạch, đẹp, chống biến đổi khí hậu…).

xa-trung-chau.jpg
Tuyến đường xanh sạch đẹp tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

Chủ động rà soát, đề xuất cụ thể các nhiệm vụ trong cả nhiệm kỳ, các nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; chú trọng việc tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở phù hợp với từng khu vực; xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu, định mức cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng, báo cáo Ban Chỉ đạo để nắm tình hình và giám sát việc thực hiện.

Đẩy mạnh và tập trung rà soát các cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai Phong trào trên tinh thần xác định rõ những khó khăn, vướng mắc và có đề xuất hướng xử lý cụ thể, nhất là liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân lực, mô hình tổ chức quản lý, hoạt động và tài chính. Phát huy vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ về chuyên môn, cơ chế, chính sách và tài chính trong điều kiện phù hợp.

Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách làm, phát huy tối đa nguồn lực xã hội hóa, sự tham gia của Nhân dân; thể hiện đúng vai trò và sự tham gia, chỉ đạo thường xuyên của Ban Chỉ đạo; xác định những mô hình tốt, cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn, vùng, miền, xuất phát từ chính đời sống hằng ngày của người dân, từ nhu cầu của xã hội để nhân rộng, triển khai thường xuyên, lâu dài.

Năm 2024 tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền; tập huấn, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện kịp thời các hoạt động của Phong trào; đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; kiên quyết đấu tranh với các hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa...

Đồng thời cần lựa chọn chủ đề, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, “điểm nhấn” của năm, những vấn đề cần quan tâm, chỉ đạo điểm liên quan đến hoạt động của Phong trào như về phòng, chống tai nạn giao thông và văn hóa giao thông, phòng, chống đuối nước, bạo lực học đường..., phù hợp với môi trường văn hóa, xã hội, đời sống kinh tế của từng địa phương.

giao-thong.jpg
Thiếu nhi Thủ đô thi vẽ về chủ đề an toàn giao thông.

Các nhiệm vụ có kế hoạch thực hiện cụ thể và dự toán kinh phí (yêu cầu chung là phải rõ nội dung trọng tâm và cách thức tổ chức thực hiện, dự kiến nguồn lực, tiêu chí đánh giá, dự kiến kết quả, có phát động, triển khai, đánh giá, tôn vinh, sơ kết, tổng kết...). Chú trọng việc theo dõi, hỗ trợ các phong trào đang triển khai rộng khắp, đa dạng trên cả nước.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp:

Bám sát Chương trình thực hiện Phong trào giai đoạn 2021 - 2026, các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật liên quan, tiếp tục chủ động tổ chức triển khai hiệu quả Phong trào trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; bảo đảm bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động của Phong trào. Chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở căn cứ vào các quy định, định mức, chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất, đầu tư công, việc bố trí nhân lực, kinh phí, tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng...

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội liên quan:

Tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả Phong trào trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công nhằm lan tỏa không khí, tinh thần vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, trong đó chú trọng đổi mới, phát huy sáng kiến để nhân rộng những phong trào, hoạt động có hiệu quả đang triển khai./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
    Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.
  • Tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ muôn năm!
    Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhấn mạnh: “Tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ muôn năm!”.
  • Tỉnh Điện Biên đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực
    Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Điện Biên đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam
    70 năm đã trôi qua, lịch sử đã khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Quân và Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại, để ghi thêm một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Chiều ngày 5/5 tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên (Đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Điện Biên đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có những điểm sáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO