Phố Nhuệ Giang, quận Hà Đông, Hà Nội

10/05/2018 09:36

Phố Nhuệ Giang bắt đầu từ cầu Trắng điểm tiếp giáp với đường Quang Trung, bên cạnh Vương hoa Hà Đông, đi dọc ven sông Nhuệ đến số nhà 128 Nhuệ Giang (bên cạnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nối với phố Bà Triệu. Hiện đang có dự án nối thông đường từ cầu Đen đến UBND phường Kiến Hưng, đấu nối với đường Phúc La - Yên Thái.

Phố Nhuệ Giang dài 700m, rộng 7m.

Phố Nhuệ Giang, quận Hà Đông, Hà Nội.

Hiện nay phố cụt và chỉ có nhà ở một bên.

Tên phố đặt tháng 3/2000 và đặt tên cho 7 ngõ bên số chẵn theo thứ tự 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14.

Nay thuộc phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông.

Nhuệ Giang hay sông Nhuệ, còn có tên là sông Đỗ Động, phát nguồn từ đầm Bát Long xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, rồi chảy đến Phù Diễn – Vân Canh thì hợp với sông Tô Lịch. Có thuyết cho rằng do khởi đầu dòng sông có hình nhọn, nên được ghi bằng tên chữ Hán là Nhuệ Giang. Sông Nhuệ chảy qua các cánh đồng phì nhiêu của các huyện Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên. Đến đây có một nhánh chảy xuyên qua huyện Ứng Hòa đổ vào dòng sông Đáy, còn một nhánh chảy xuống Hà Nam, đổ vào sông Châu Giang. Nhuệ Giang dài khoảng 47km, có nhiều kè cống điều tiết nước như: kè Hà Đông, cống Đồng Quan, Cống Thần…

Xưa kia sông Nhuệ có giá trị giao thông lớn. Thuyền bè từ vùng thượng du chuyên chở hàng hóa, lâm sản xuống vùng Sơn Nam phần nhiều đi qua sông này. Do vậy vùng cư dân hai bên sông Nhuệ có nhiều làng nghề sử dụng nguyên liệu để sản xuất. Tư liệu lịch sử hiện còn cho biết, vào đầu thời Lê quan, quân còn đi thuyền về Lam Kinh qua sông Nhuệ đến sông Đáy. Ngay đến những năm của thế kỷ XIX, thuyền đưa khách vào chùa Hương còn xuất phát từ cầu Hà Đông, xuôi dòng sông Nhuệ đi sang sông Đáy để vào bến Đục. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp tiến hành cải tạo sông Nhuệ, cửa sông ở Hạ Mỗ lấp lại, cửa sông ở bến Chèm – Đông Ngạc mở ra, sông Nhuệ trở thành một hệ thống thủy nông tưới tiêu cho toàn hạt Hà Đông.

Cầu Trắng và cầu Đen là hai cây cầu chiến lược được xây dung trên sông Nhuệ.

Năm 1899, thị xã Hà Đông được hình thành. Tòa Công sứ của thực dân Pháp dời về cầu Đơ thì cầu Trắng đã được xây dựng, dài 37m, rộng 6m. Dưới sông có 5 trụ cầu chịu tải là dầm sắt, mặt cầu bằng gỗ lim. Đến năm 1916 được mở rộng thêm và đổ mặt cầu bằng bê tong, cầu tồn tại đến năm 1947 thì được phá hủy để ngăn bước tiến quân địch. Sau hòa bình cầu Trắng được xây dựng lại.

Cầu Đen được khánh thành vào năm 1937, có chức năng là đập điều tiết nước trên sông Nhuệ để phục vụ dân sinh. Nay đang được cải tạo và xây dựng với quy mô lớn hơn để có thêm chức năng phục vụ giao thông vào các khi đô thị mới của Hà Nội.

Ngày nay, chức năng vận tải đường thủy của sông Nhuệ đã không còn nhiều mà chỉ còn chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng mà thôi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những di tích miễn phí tham quan dịp 30/4, 1/5
    Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày, ngành Du lịch Hà Nội triển khai hàng loạt hoạt động sôi động, đa dạng tại nhiều khu, điểm tham quan trên toàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách chuỗi trải nghiệm văn hóa – giải trí đặc sắc, đậm dấu ấn Thủ đô.
  • "Khúc ca khải hoàn" - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn” nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025).
  • Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Những ngày Tháng Tư lịch sử, trên khắp đường phố Hà Nội khoác lên màu áo mới với rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
  • Quận Ba Đình: Gặp mặt các nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
    Ngày 25/4, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức gặp mặt, tri ân Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an tiêu biểu, những nhân chứng lịch sử, đại diện hơn 4.600 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang sinh sống trên địa bàn.
  • Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam).
  • Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 22/4/2025 về việc phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.
  • "Điểm hẹn vùng cao" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp 30/4 - 1/5
    Từ ngày 30/4 đến 04/5/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), chuỗi hoạt động mang chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” sẽ diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc nhằm tái hiện không gian văn hóa sống động của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
  • Hà Nội triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 05 - KH/BCĐ57 về việc triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phố Nhuệ Giang, quận Hà Đông, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO