Phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

06/04/2018 15:55

Phố Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu từ phố Trần Nhân Tông đến phố Tô Hiến Thành, dọc theo cạnh phía đông công viên Thống Nhất.

Phố Nguyễn Đình Chiểu dài 432m, rộng 8m.

Phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây nguyên là phần đất các thôn Thiền Quang, thôn Thể Giao, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) và thôn Hậu Phong Vân, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là thôn Vân Hồ - do hợp nhất với thôn Long Hồ - thuộc tổng Kim Liên).

Đây là một phố mới hình thành khoảng năm 1940. Dọc đường phía bên công viên vốn là khu nhà tranh lụp xụp và bãi rác. Từ ngày giải phóng Thủ đô, nhân dân thành phố đã chung sức cải tạo khu vực này thành một đường phố phong quang. Những ngôi nhà kiến trúc kiểu mới càng làm cho phố thêm đẹp.

Thời Pháp thuộc, phố này có tên là đường D (voie D). Thời tạm chiếm đổi gọi là đường 296, sau hòa bình đổi tên thành phố Nguyễn Đình Chiểu cho đến nay.

Nay thuộc phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Đình Chiều (1822-1888) tục gọi Đồ Chiểu, quê ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Quê gốc ở Thừa Thiên.

Năm 1848, đang trọ học ở Huế để chuẩn bị thi cử thì mẹ mất, ông bỏ về chịu tang, do khóc thương nhiều nên đau mắt rồi bị mù. Sau đó ông sống nhờ nghề dạy học.

Năm 1859, Pháp đánh Gia Định, ông chạy về Cần Giuộc. Cần Giuộc bị chiếm, ông về Ba Tri (tỉnh Bến Tre). Tới khi giặc Pháp đã chiếm hết đất Nam Bộ, chúng tìm cách mua chuộc nhưng ông kiên quyết không chịu hợp tác. Ông luôn guywx tấm lòng trung thành với tổ quốc, ngoài ra còn làm thuốc cứu dân. Ông viết nhiều thơ văn bày tỏ lòng yêu nước căm thù như Thơ viếng Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Hịch đánh chuột... Những thơ văn đó cùng với những tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp là tài sản văn học quý giá của dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu như sau: “Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn ĐÌnh Chiểu là tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO