Phố Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội

08/03/2018 16:39

Từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hoàng Văn Thụ.

Phố Nguyễn Cảnh Chân dài 296m, rộng 12m.

Phố Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội

Đây nguyên là phần đất nằm trong khu vực nội thành thành Thăng Long đời Nguyễn.

Thời Pháp thuộc, trước năm 1919 có tên là phố Pháp Quốc (rue de France) đến năm 1919 đổi thành phố Đét-tơ-nay (rue Destenay). Năm 1945 đổi tên thành phố Cao Thắng. Năm 1949 đổi tên thành phố Nguyễn Cảnh Chân. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Nguyễn Cảnh Chân (?-1409) người làng Ngọc Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh, làm quan tới chức Am phủ sứ Hóa Châu, sau bị nhà Hồ giáng chức. Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly bị bắt. Cảnh Chân cùng Đặng Tất giúp vua Giản Định (Trần Ngỗi) khởi nghĩa chống quân Minh. Nghĩa quân thắng nhiều trận, sắp giải phóng được Đông Đô (tức Hà Nội) thì Trần Ngỗi nghe lời bọn gian nịnh triệu hai danh tướng này tới hành hạ và đem giết! Sau đó nghĩa quân bi tan rã, Trần Ngỗi sa vào tay giặc Minh và bị giải về Kim Lăng (năm 1409).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO