Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7

Việt Thương 18/07/2025 23:01

UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...

2023_07_28_01_59_451.jpg
Ảnh minh họa

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 16/7/2025 về Triển khai hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" và "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7" năm 2025.

Kế hoạch nhằm tổ chức sâu rộng, hiệu quả các hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" và "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7". Đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt phòng, chống mua bán người trong nội địa, hình thức lừa đảo đưa người đi lao động nước ngoài. Tăng cường trấn áp tội phạm, hỗ trợ nạn nhân.

Đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực, tránh hình thức, phù hợp với chủ đề: "Mua bán người là tội phạm có tổ chức - Hãy chấm dứt sự bóc lột". Bên cạnh đó là để khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chống mua, bán người.

UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị triển khai 05 nhóm công tác trọng tâm bao gồm: Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố liên quan đến phòng, chống mua bán người như Kế hoạch số 28/KH-UBND (2022), 301/KH-UBND (2022), 92/KH-UBND (2025), 133/KH-UBND (2025); Tổ chức tuyên truyền tại cộng đồng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin truyền thông cơ sở. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ hiểu, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, vùng miền;

Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; điều tra, khám phá vụ án, đường dây tội phạm mua bán người; Triển khai hiệu quả các điều ước, hiệp định quốc tế về phòng chống mua bán người; Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích.

UBND Thành phố giao Công an Thành phố chủ trì, tham mưu, phối hợp tuyên truyền, đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm, thực hiện đợt cao điểm từ 01/7 đến 30/9/2025. Bộ Tư lệnh Thủ đô tuyên truyền trong lực lượng, phối hợp điều tra, bảo vệ nạn nhân.

Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em. Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài.

Sở Văn hóa và Thể thao tuyên truyền trên phương tiện truyền thông, lồng ghép nội dung vào hoạt động văn hóa. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục pháp luật, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên. Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tuyên truyền, phát sóng phim tài liệu, tọa đàm, đưa tin thời sự. UBND các xã, phường chủ động xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương; tuyên truyền cộng đồng, thống kê, hỗ trợ nạn nhân.../.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch “Đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh trong lĩnh vực du lịch” nhằm thực thi hiệu quả các chủ trương, định hướng của Đảng, nhất là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW trong lĩnh vực du lịch.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
  • Thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội là yêu cầu cấp thiết
    Ngày 18/7, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố thông qua đề án “Thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội” (điều chỉnh đề án 1442).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO