Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.

15/11/2022 11:54

Phố Ngũ Xã nối ngã tư Phó Đức Chính - Châu Long với khu bán đảo bên bờ hồ Trúc Bạch.

Phố Ngũ Xã dài 258m, rộng 6m.

Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đất thôn Ngũ Xã, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Thời Pháp thuộc, phố Ngũ Xã có tên là phố Trần Hưng Đạo, sau cách mạng đã đổi ra tên hiện nay.

Nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Ngũ Xã là tên gọi chung của cả bán đảo này, rộng tới ba vạn mét vuông. Vào hồi cuối Lê, khoảng thế kỷ XVII - XVIII, có một số thợ đúc đồng quê ở năm xã Đông Mai, Châu Mỹ, Long Thượng, Đào Viên (hay Thái Ti) và Điện Tiền, tên nôm là làng Hè, làng Me, làng Rồng, làm Di trên và Di dưới đều thuộc huyện Siêu Loại mà nay là vùng huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Họ kéo nhau ra đây mở lò đúc đồng, lập nên một làng gọi là Ngũ Xã Tràng (trường đúc của năm xã). Họ đúc nồi, xanh, đèn, đỉnh, đồ thờ, chuông và sau triều đình giao cho đúc cả tiền nữa. Người đúc tượng thánh Trấn Võ ở đền Quán Thánh vào năm 1677 cũng là dân Ngũ Xã. (Có tài liệu lại nói đó là năm xã của tổng Đề Cầu: An Nhuệ, Kim Tháp, Lê Xá, Thư Đôi và Đề Cầu). Tới cuối thế kỷ XVIII thì nghề đúc đồng Ngũ Xã thật phát đạt nên Nguyễn Huy Lượng coi đó là niềm tự hào của vùng ven hồ Tây, đã viết trong “Tụng Tây Hồ Phú”: Lửa đóm ghen Năm Xã gây lò. (Lò đồng Ngũ Xã đỏ lửa cả trong đêm thâu khiến lũ đom đóm sinh ra ghen tức vì chúng mất độc quyền soi sáng). Tới giữa thế kỷ XIX, Ngũ Xã Tràng hợp với Tứ Chính Tràng thành thôn Lạc Chính, là một trong 12 thôn của tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. (Đền Lạc Chính nay là nhà số 5 phố Châu Long).

Ngày nay trên bán đảo Ngũ Xã có sáu phố: ba phố dọc là Nam Tràng, Nguyễn Khắc Hiếu và Lạc Chính; ba phố ngang là Mạc Đĩnh Chi, Ngũ Xã và Trần Tế Xương. Ngũ Xã là phố dài nhất, hiện còn hai di tích đáng lưu ý: đền và chùa Ngũ Xã. Ngôi đền thì không rõ xây dựng năm nào, thờ chư vị Đại vương. Còn ngôi chùa có tên chữ hán là Thần Quang tự hoặc Phúc Long tự, xây dựng từ thế kỷ XVIII. Vì là chùa của làng đúc đồng nên bên cạnh Phật, chùa còn thờ cả Nguyễn Minh Không, được coi như là tổ nghề. (Cái tên Thần Quang tự cũng là lấy lại tên của ngôi chùa chính thờ Minh Không ở tỉnh Thái Bình mà nay quen gọi là chùa Keo). Trong chùa có pho tượng Di Đà bằng đồng, đúc năm 1952, cũng là pho tượng hạng lớn ở nước ta: riêng tượng cao tới 3,95 mét khoảng cách hai gối là 3,60 mét, chu vi tượng là 11,6 mét, nặng tới 10 tấn. Tòa sen gồm 96 cách dùng đến 16 tạ đồng. Di tích được xếp hạng kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO