Phố Lý Tự Trọng, quận Hà Đông, Hà Nội

27/09/2017 08:57

Từ số nhà 1 ven sông đào (phố cụt) đến điểm giáp với phường La Khê (số nhà 107 Lý Tự Trọng). Nhà ở một bên phố đánh số thứ tự, không phân chẵn lẻ, đến nhà số 53 bị ngắt quãng bởi nhà hàng Hải yến. Phố có lỗi thông ra ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân và cắt qua ngã tư Ngô Thị Nhậm (sát chân cầu Chùa Ngòi).

Phố Lý Tự Trọng dài 500m, rộng 5m.

Phố Lý Tự Trọng, quận Hà Đông, Hà Nội

Trước đây xã La Khê gồm 3 thôn: Văn Phú, Văn La, La Khê. Hiện nay tách ra thành hai phường La Khê và Phú La (tên ghép của xã Văn Phú và Văn La).

Nay thuộc phường Quang Trung, quận Hà Đông.

Lý Tự Trọng (1913-1931) liệt sĩ cách mạng, quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình phiêu bạt sang Thái Lan sinh sống từ lâu. Anh ra đời tại bản May, tỉnh Na Khon vùng Đông Bắc Thái Lan. Anh sớm được đi học và có ý thức về những người hoạt động yêu nước. Đầu năm 1926 anh được Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gửi sang học ở Quảng Châu. Ở đây anh được Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Lý Tự Trọng. Anh đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Đảng bạn và các cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc vận chuyển thư từ, tài liệu của Tổng bộ về nước. Năm 1929 anh được đưa về Sài Gòn công tác tại cơ quan Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 8/2/1931, anh đã bắn chết tên mật thám Pháp Lơgơrăng (Legrand) để bảo vệ đồng chí của mình. Khi bị địch bắt và tra tấn bạo song chúng vẫn không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Bọn chúng phải kính nể gọi anh là “ông nhỏ”. Đứng trước tòa, anh vẫn tiếp tục vạch mặt bọn đế quốc và lớn tiếng tuyên truyền cách mạng. Bị kết án tử hình song anh vẫn lạc quan động viên đồng đội. Ạnh hi sinhh ngày 21/11/1931, trước khi bị tử hình Lý Tự Trọng vẫn hát vàng bài Quốc tế ca.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lý Tự Trọng, quận Hà Đông, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO