Phố Lý Tự Trọng, quận Hà Đông, Hà Nội

Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 08:57, 27/09/2017

Từ số nhà 1 ven sông đào (phố cụt) đến điểm giáp với phường La Khê (số nhà 107 Lý Tự Trọng). Nhà ở một bên phố đánh số thứ tự, không phân chẵn lẻ, đến nhà số 53 bị ngắt quãng bởi nhà hàng Hải yến. Phố có lỗi thông ra ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân và cắt qua ngã tư Ngô Thị Nhậm (sát chân cầu Chùa Ngòi).

Phố Lý Tự Trọng dài 500m, rộng 5m.

Phố Lý Tự Trọng, quận Hà Đông, Hà Nội

Trước đây xã La Khê gồm 3 thôn: Văn Phú, Văn La, La Khê. Hiện nay tách ra thành hai phường La Khê và Phú La (tên ghép của xã Văn Phú và Văn La).

Nay thuộc phường Quang Trung, quận Hà Đông.

Lý Tự Trọng (1913-1931) liệt sĩ cách mạng, quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình phiêu bạt sang Thái Lan sinh sống từ lâu. Anh ra đời tại bản May, tỉnh Na Khon vùng Đông Bắc Thái Lan. Anh sớm được đi học và có ý thức về những người hoạt động yêu nước. Đầu năm 1926 anh được Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gửi sang học ở Quảng Châu. Ở đây anh được Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Lý Tự Trọng. Anh đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Đảng bạn và các cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc vận chuyển thư từ, tài liệu của Tổng bộ về nước. Năm 1929 anh được đưa về Sài Gòn công tác tại cơ quan Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 8/2/1931, anh đã bắn chết tên mật thám Pháp Lơgơrăng (Legrand) để bảo vệ đồng chí của mình. Khi bị địch bắt và tra tấn bạo song chúng vẫn không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Bọn chúng phải kính nể gọi anh là “ông nhỏ”. Đứng trước tòa, anh vẫn tiếp tục vạch mặt bọn đế quốc và lớn tiếng tuyên truyền cách mạng. Bị kết án tử hình song anh vẫn lạc quan động viên đồng đội. Ạnh hi sinhh ngày 21/11/1931, trước khi bị tử hình Lý Tự Trọng vẫn hát vàng bài Quốc tế ca.