Phố An Xá, quận Ba Đình, Hà Nội

07/06/2017 15:57

Phố An Xá dài 400m, rộng 4m. Phố này trên bãi sông Hồng, chạy dài theo hướng Bắc - Nam, đi từ phố Nghĩa Dũng đến phố Tân Ấp. Tháng 7/1999 được đặt tên là phố Cơ Xá, tháng 7/2000 điều chỉnh lại tên này gọi là phố An Xá.

Cái tên An Xá có từ thời Lý Công Uẩn dời đô. Nguyên dân làng này ở về phía Nam hồ Tây. Vua Lý lấy đất làm kinh thành nên di dân ra bờ sông Hồng (lúc đó chưa có đê), cắm đất cho “Thượng Xù Gạ, hạ Đồng Nhân” tức trên từ làng Xù làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), dưới đến bãi Đồng Nhân (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng).

Từ thời Lê trở đi do thay đổi của các triều đại và cả thay đổi dòng chảy của sông nên đất Cơ Xá thành ra nhiều làng nhỏ, các làng này lúc hợp lúc tách, đến đầu thế kỷ XX thì hình thành bốn khu vực: chỗ nay là bãi Tân Ấp có tên là Cơ Xá Tây biên (biên = bờ); khu vực phố Nguyễn Huy Tự là Cơ Xá Nam biên; bãi giữa sông Hồng là Cơ Xá Trung Hà và phần đất bên bờ trái sông Hồng mà dân Cơ Xá sang cư ngụ gọi là Cơ Xá Bắc biên. Như vậy, phố An Xá hiện nay thuộc đất đai làng Cơ Xá Tây biên cũ. Đất An Xá vốn là quê hương của Lý Thường Kiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Phố An Xá, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO