Phố An Dương, Tây Hồ, Hà Nội

Hoài Phương| 28/05/2017 07:30

Phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội, phố dài 650m, rộng 6 - 7m. Từ số nhà 11 A bên lẻ và 32 bên chẵn của dốc An Dương đến dãy B1 khu tập thể Du Lịch (hiện nay là phố cụt).

Phố thuộc đất bãi phường Yên Hoa, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ.Nay thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (tách ra từ quận Ba Đình năm 1996). Tên phố được đặt tháng 1/1999.

An Dương là một rẻo đất do phù sa sông Hồng bồi đắp từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp cho đổ kè ở Tam Tổng (nay là Tứ Liên). Về phạm vi hành chính, đất bãi này thuộc làng Yên Phụ. Thời Pháp thuộc, chủ yếu là đất trồng dâu và ngô. Có một cụm cư dân gọi là Trại Xẩm, vì nó là nơi trú ngụ của những người hát xẩm; ban ngày họ đi hát rong ở trong thành phố, nhất là ở các chợ, các bến xe, bến tàu. Tối họ về bãi An Dương ngủ trong những lều lán tạm. Cứ vậy mà thành một xóm. Khoảng những năm 1930, trên bãi An Dương xuất hiện một xưởng làm gạch hoa, chủ là Hoa kiều.


Từ sau năm 1945, khi mở rộng đường Cổ Ngư, sau đổi tên là đường Thanh Niên (khoảng 1957 – 1958), người ta chủ yếu lấy cát từ bãi An Dương vào. Mấy năm sau để giải quyết nhà ở cho Việt kiều Thái Lan vừa về nước ở tạm, nhà nước xây dựng những ngôi nhà sau này là tập thể An Dương toàn nhà một tầng khung gỗ. Từ những năm 1960 đến 1970, dân cư ở bãi đông đúc lên do dân các tỉnh về Hà Nội nhiều hơn, và một số cơ sở sản xuất được thành lập, như xí nghiệp đá hoa An Dương, hợp tác xã đúc đồng Trúc Sơn…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Những cơn mưa mùa hạ
    Hè về, không chỉ có tiếng ve râm ran hay ánh nắng chói chang nhuộm vàng lối đi mà còn có những cơn mưa. Mưa mùa hạ ồn ào, vội vã kéo đến cùng những trận giông bất chợt. Nó không buồn bã, dai dẳng như mưa phùn cuối đông mà dứt khoát, mạnh mẽ, đổ ào xuống rồi vội vã tạnh. Mưa tạt vào những ô cửa kính, len lỏi qua từng ngóc ngách ký ức, khẽ đánh thức một miền tuổi thơ xa xăm, ướt đẫm hương mưa và kỷ niệm.
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3864/QĐ-UBND ngày 21/7 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng
    UBND Thành phố Hà Nội đã Quyết định 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Phố An Dương, Tây Hồ, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO