Thế giới điện ảnh

Phim Việt giờ vàng: Bố chồng hà khắc gây “ám ảnh” cho khán giả

Phương Anh 07:12 26/02/2023

Nhân vật bố - ông Công trong phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” đang là nhân vật nhận về nhiều ý kiến trái chiều nhất trên màn ảnh Việt hiện nay, trở thành nỗi ám ảnh của cả nữ chính lẫn khán giả.

Bên cạnh “Đừng Nói Khi Yêu”, còn một phim Việt giờ vàng nữa cũng xây dựng hàng loạt các nhân vật gây ức chế cho khán giả. Đó là “Dưới Bóng Cây Hạnh Phúc”. Trong cả bộ phim, không có một ai thực sự là nhân vật phản diện nhưng người nào cũng sở hữu những nét tính cách khiến người xem "nổi đóa". Đặc biệt là nhân vật bố - ông Công (NSND Quốc Trị).

screenshot-2023-01-29-205317-1139.jpg
Ông bố chồng (NSND Quốc Trị) hà khắc, trở thành nỗi ám ảnh của cả nữ chính lẫn khán giả

Phim xây dựng nhân vật bố chồng - ông Quốc (NSND Quốc Trị) là kiểu đàn ông gia trưởng, cổ hủ trong "truyền thuyết". Với ông, con dâu là phụ nữ, phải phục dịch hết lòng cho cánh mày râu trong nhà. Ông không bao giờ ghi nhận sự hi sinh của Son (Kim Oanh), cô con dâu phải quán xuyến mọi thứ cho cả gia đình chồng, mà mặc nhiên coi đó là việc cô bắt buộc phải làm. Ông vô cùng hà khắc với con dâu, khiến cho cuộc sống của Son thực sự ngột ngạt. Dù Son luôn nỗ lực để chu toàn việc nhà, lo cho cả bố và 2 anh em của chồng, nhưng luôn phải chịu sự soi mói, xỉa xói, hạnh họe của ông Quốc. So với những mẹ chồng kinh điển của phim Việt, ông Quốc thậm chí còn đáng sợ hơn.

Con giun xéo lắm cũng quằn, Son hai lần ấm ức, lần mượn rượu giải sầu, lần buột miệng nói ra bí mật của gia đình em út khiến bố sốc đến độ ngất phải nhập viện. Sau những lần này, dù Son chẳng hề sai nhưng cô tiếp tục bị bố chồng đày đọa. Đáng nói hơn khi mỗi lần như thế, ông Quốc lại đem bố mẹ của Son ra để mỉa mai.

Trong mắt ông, Son không xứng đáng với cậu con trai làm cán bộ nhà nước của mình, nên gia đình thông gia cũng luôn phải luồn cúi trước nhà ông. Bố mẹ Son thương một mình phải trang trải chi tiêu sinh hoạt của cả nhà chồng nên thường xuyên gửi đồ ăn cho con gái nhưng trong mắt ông Công, đó là những món quà để bù đắp vì Son không xứng với Đạt. Với ông, gia đình Son nghèo nên cô là đứa con dâu tệ hại trong khi Tuyết chẳng giúp ích gì lại còn lừa tiền của anh chồng thì là con dâu tốt, chỉ đơn giản vì bố mẹ cô giàu có.

Cuộc sống của Son là những chuỗi tháng ngày bất hạnh, khổ đến nỗi người hiền lành như cô cũng phải kêu gào tron sự ấm ức, tủi hờn. Thế nhưng mỗi lần lên tiếng đòi quyền lợi cho mình, cô lại bị bố chồng "nhấn chìm" trong những thành kiến nặng nề, cổ hủ.

77a230aa34221cd969bbc712ca864d96.jpg
Son liên tục phải chịu đựng những lời khinh miệt, xỉa xói từ bố chồng

Trong phim, Son có những câu thoại đầy ấm ức khi liên tục phải đối diện với sự chì chiết của bố chồng: “Cả cái nhà này ai là người hầu hạ? Trong nhà này mỗi con là con dâu ạ? Sao mọi người lại đối xử với con bất công như thế? Con xin lỗi con không phải cái thùng rác để mọi người muốn nói gì thì nói muốn làm gì thì làm.”

Hoàn cảnh của Son trước gia đình chồng, nhất là ông bố chồng khó tính được người xem đồng cảm, bênh vực và cảm thấy xót xa cho số phận của Son nói riêng và người phụ nữ nói chung. Nhiều bộ phận khán giả còn “kêu gào”, liên tục bình luận và để lại phản ứng trái chiều, muốn đạo diễn thay đổi tình tiết, đòi lại công bằng cho cô con dâu bất hạnh này.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Kết thúc tuần phim kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
  • Phim “Không thời gian” – khắc hoạ hình tượng Bộ đội Cụ Hồ thời chiến và thời bình
    “Không thời gian” là dự án phim đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), phản ánh chân thực hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời chiến và thời bình...
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh
    Với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
  • “Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử”
    Sáng ngày 9/11/2024, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” đã diễn ra tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
  • Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng"
    Liên hoan phim hoạt hình "Dòng Khát Vọng" được diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (9/11/1959 - 9/11/2024). Chương trình thể hiện khát vọng mang nét họa bản địa đặc sắc của các nghệ sĩ Việt vươn ra thế giới.
  • Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
    “Thành phố Hà Nội vinh dự được đồng hành với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024. Thành phố đã sẵn sàng mọi điều kiện góp phần vào thành công chung của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định tại lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Phim Việt giờ vàng: Bố chồng hà khắc gây “ám ảnh” cho khán giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO