Sự kiện & Bình luận

Phát triển bền vững mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đầu tư

Đ. Thế - T. Trang 19:42 16/11/2023

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương tin tưởng phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Ngày 16/11, Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề: “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta” với các nội dung liên quan tới chuỗi hoạt động vì mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tăng trưởng xanh cơ hội cho các doanh nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng... tác động ngày càng sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đòi hỏi các quốc gia phải chung tay xây dựng và triển khai các biện pháp và huy động nguồn lực để ứng phó.

z4884981896520-31a3bfd74cc4c3ae1e4ee0b39874d8f1-7141.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Hội thảo.

Tuy nhiên, các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển, đặc biệt là cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, trình độ phát triển khoa học, công nghệ còn thấp… sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức.

Dù vậy, những phương thức và mô hình phát triển mới như: tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… cùng với tiến bộ khoa học và công nghệ đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, chuyển đổi việc thực hiện các mục tiêu phát triển vững trong thời gian tới như sau:

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách thông qua cải cách hành chính công và tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng yếu thế trong quá trình ra quyết định.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại để nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi sau Covid-19; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống an sinh xã hội nhằm đảm bảo tăng khả năng chống chịu với các cú sốc, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế; phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường nâng cao nhận thức, thúc đẩy phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan để tạo sự lan tỏa trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững là công việc của tất cả mọi người.

"Với những giải pháp đề ra, cùng nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hiệp hội, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, tôi tin tưởng quá trình thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư", ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Chia sẻ tại Hội thảo, Tổng biên tập Báo Đầu Lê Trọng Minh cho biết, hai năm trước đây, tại Hội nghị COP26, 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua một thỏa thuận lịch sử.

z4884981885024-25f60eda761a2382ac4d1807f94dfa8f-6159.jpg
Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh phát biểu tại Hội thảo.

Không chỉ tái khẳng định việc duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp, các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

"Cam kết này đã một lần nữa được tái khẳng định tại Hội nghị COP27 và tôi tin chắc rằng, sẽ tiếp tục được nhấn mạnh tại COP28, tổ chức tại Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất trong ít ngày nữa", ông Lê Trọng Minh khẳng định.

Cũng theo ông Lê Trọng Minh, hai năm qua, Việt Nam đã triển khai về các lộ trình để thực hiện cam kết, các vấn đề liên quan đến giảm dấu chân các-bon, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, phát triển bao trùm và bền vững… Năm ngoái, cũng tại Hội thảo về Phát triển bền vững do Báo Đầu tư tổ chức, các diễn giả đã bàn về "ESG - Chìa khóa cho phát triển bền vững".

“Đã đến lúc chúng ta phải hành động vì một hành tinh xanh hơn, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau. Đó chính là một trong những lý do quan trọng khiến chúng tôi quyết định chọn chủ đề của Hội thảo Phát triển bền vững 2023 là “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta”.

Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, đồng thời cũng là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu”, ông Lê Trọng Minh chia sẻ.

z4885275835927_1ec1c7917e57fd6fc5604f5ab3103ea4.jpg
Phiên thảo luận mở tại Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề: Trách nhiệm của chúng ta- Hành động của chúng ta.

Tại Hội thảo cũng diễn ra 2 Phiên thảo luận với chủ đề "Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta". Tại Phiên thảo luận, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp đã chia sẻ về các nỗ lực thực thi phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu trong chặng đường vừa qua và mục tiêu thời gian tới, đồng thời đưa ra các khuyến nghị phù hợp về phát triển bền vững, hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Báo Đầu tư tổ chức Lễ vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự nghiệp phát triển bền vững” nhằm tri ân các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã đồng hành với các chương trình Phát triển bền vững và CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) của cơ quan Báo Đầu tư trong nhiều năm qua./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 25/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện khoản 1 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 52 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 25/2024/NQ-HĐND quy định biện pháp thực hiện việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm dự ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
    Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển bền vững mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO