Chuyển động Hà Nội

Phát huy hào khí Thăng Long – Hà Nội, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”

Huyền Anh 15/08/2024 20:05

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 là một hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Thủ đô và đất nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Cuộc thi nhằm mục đích lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; giới thiệu, quảng bá về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến trên tiến trình hội nhập và phát triển.

Ngày 15/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024.

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc là dịp để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, khích lệ các em phấn đấu học tập và bằng những hành động, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tham dự Chương trình có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Vụ Trưởng Vụ Thư viện Bộ Văn hoá Thể thao và Du Lịch; Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Trần Tuấn Anh – Giám đốc Thư viện Hà Nội; Hoàng Quốc Việt -Trưởng phòng Văn hóa Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội); Bùi Mạnh Hướng, Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Thành phố.

3(1).jpg
Ban Tổ chức tặng hoa chúc mừng các đội dự thi.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 được phát động từ tháng 3 năm 2024 với quy mô rộng khắp toàn thành phố và được tổ chức từ cấp trường, cấp xã, cấp huyện với 2 hình thức dự thi: Cá nhân (Đại sứ Văn hóa đọc) và Tập thể (Tuyên truyền giới thiệu sách).

4.jpg
Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc vòng Sơ khảo.

Phát biểu khai mạc vòng Sơ khảo, Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh cho biết, Cuộc thi là dịp để mỗi chúng ta cùng nhìn lại giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng thông qua những phần thi tuyên truyền, giới thiệu sách, viết cảm nhận và sáng tác các tác phẩm về Thăng Long – Hà Nội từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, nêu cao trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững; phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thi đua lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc.

Theo đó, để tạo tiền đề, nâng cao chất lượng của Cuộc thi, Thư viện Hà Nội (đơn vị thường trực tổ chức thực hiện Cuộc thi) đã có kế hoạch cử cán bộ chuyên môn tập huấn từng phần thi cho 30 quận, huyện, thị xã và triển khai hướng dẫn cho các em thiếu nhi từ cấp trường, cấp xã trên địa bàn thành phố từ tháng 4/2024. Trên cơ sở đó, các đơn vị tổ chức Cuộc thi cấp huyện tuyển chọn các đơn vị xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất tham gia Sơ khảo Cuộc thi cấp Thành phố.

5.jpg
Poster giới thiệu về mỗi đội dự thi được Ban Tổ chức trưng bày tại sảnh địa điểm tổ chức vòng Sơ khảo.

Sau hơn 4 tháng triển khai, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tổng số bài dự thi cá nhân là 354.632 bài thi/1.335 trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông trên địa bàn Thành phố tham gia. Có 546 xã, phường, thị trấn thành lập đội tuyển tham gia phần thi tập thể (Tuyên truyền giới thiệu sách). Tại Chung khảo cấp quận, huyện đã lựa chọn 1.500 bài dự thi cá nhân và 30 đội tuyển tuyên truyền giới thiệu sách xuất sắc nhất đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã tham dự Vòng Sơ khảo Cuộc thi cấp Thành phố.

Cuộc thi đã góp phần phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển bản thân và xã hội. Cuộc thi đã trở thành địa chỉ quen thuộc, là sân chơi bổ ích ngày càng thu hút đông đảo các em học sinh tham gia với hình thức đa dạng và phong phú.

2(1).jpg
1(1).jpg
Phần dự thi của đội tuyển huyện Đông Anh.

Em Hoàng Khánh Vy, học sinh lớp 8, trường THCS Vĩnh Ngọc (đội tuyển dự thi của huyện Đông Anh) cho biết, em cảm thấy rất thích thú, hứng khởi khi tham gia Cuộc thi này. Đây là cơ hội để các em được giao lưu, học hỏi và chia sẻ với nhau về những cuốn sách hay; bổ ích về Hà Nội, giúp cho chúng em thêm hiểu biết hơn về Hà Nội, về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh anh dùng của quân và dân Thủ đô… từ đó thêm yêu và có trách nhiệm hơn với Hà Nội.

Ban Tổ chức mong rằng Cuộc thi sẽ ngày càng trở thành phong trào sôi nổi trong toàn học sinh Thủ đô cũng như để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng quý vị đại biểu và các em học sinh. Đây không chỉ là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền cho các nhiệm vụ chính trị, xã hội của ngành Văn hoá Thủ đô mà còn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tuyên truyền giới thiệu với bạn đọc về công tác thư viện.

Theo Kế hoạch, vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội được được chia thành 4 cụm, tổ chức trong 02 ngày 15,16/8/2024.

Vòng Chung khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội diễn ra vào lúc 19h00’ ngày 20/8/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa với sự tham gia của các em thiếu nhi xuất sắc nhất được lựa chọn từ vòng Sơ khảo. Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ có 107 giải các loại (bao gồm 30 giải tập thể và 77 giải cá nhân) với tổng kinh phí các giải thưởng là 250 triệu đồng.

Bài liên quan
  • Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 6/8, tại Thư viện Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 tổ chức chấm điểm Chung khảo cấp Thành phố. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy hào khí Thăng Long – Hà Nội, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO