Văn hóa – Di sản

Phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và Danh nhân Nguyễn Văn Tố”

Đặng Đức Chính 15:35 15/11/2024

Sáng 15/11, tại 47 Hàng Quạt, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố” và tọa đàm lịch sử chữ Quốc ngữ.

dai-bieu.jpg
.
db.jpg
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.

Báo cáo quá trình khôi phục ra mắt không gian văn hóa lịch sử 47 Hàng Quạt, ông Phạm Đức Nam, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố cho biết, hưởng ứng phong trào diệt “giặc dốt”, trí thức Hà Nội đã tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại ngôi biệt thự số 59 phố Hàng Đàn, nay là số 47 phố Hàng Quạt (trụ sở Trung tâm GDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố) để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Lớp học nơi đây đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm.

cat-bang.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”.

Hơn 100 năm qua, ngôi biệt thự cổ ở số 47 Hàng Quạt đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô qua các giai đoạn lịch sử. Nơi đây, cũng là nơi ghi dấu hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ (thành lập ngày 25/5/1938).

z6034612421434_dc13d678f8ae5ee693d0b4fba2045aed.jpg

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ quận Hoàn Kiếm, Trung tâm Trung tâm GDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố được cải tạo, sửa chữa, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lịch sử ý nghĩa của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội, cả nước nói chung. Thầy và trò của Trung tâm GDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố tự hào khi được giảng dạy, học tập ở ngôi trường có truyền thống lịch sử cách mạng. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử của ngôi trường đã có hơn một thế kỷ làm công tác giáo dục, thi đua dạy tốt, học tốt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên liên tục, suốt đời của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuốc sống cộng đồng.

z6034612390787_901ceccaac2986f7947822845f0ef4f2.jpg
Ông Phạm Tuấn Long, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Tuấn Long, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, với vị trí là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa của Thành phố Hà Nội, Quận Hoàn Kiếm coi việc phát huy giá trị văn hóa của các công trình kiến trúc lịch sử là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Công trình 47 Hàng Quạt được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIX, có sự kết hợp hài hòa của kiến trúc châu Âu và Á Đông. Công trình vốn là ngôi nhà của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - người từng là Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ, Bộ trưởng Cứu tế xã hội, Trưởng ban Thường vụ Quốc hội, người có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Là trụ sở của Hội Truyền bá quốc ngữ, nơi đây được xem là cái nôi của bình dân học vụ, truyền bá những dòng chữ quốc ngữ thiêng liêng, tiếng nói của người Việt đến mọi miền Tổ quốc. Công trình này cũng là hội sở của Hội Quốc tế ngữ Esperanto trong những năm đầu của thế kỉ XX, đưa nhân dân đất Việt hòa nhập với nền văn hóa thế giới.

z6034612402189_536cbacbe0e785534e7632d5c41e8ab2.jpg
z6034612359792_6d0cbf431d7171daf20dcfa119592401.jpg
Các đại biểu thăm quan những hiện vật.

“Tôi đề nghị Trung tâm GDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố sử dụng công trình hiệu quả, qua đó vừa góp phần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực GD&ĐT, vừa giữ gìn, phát huy giá trị kiến trúc, không gian văn hóa của công trình, để những người yêu chữ quốc ngữ và du khách được tham quan tìm hiểu địa điểm này, qua đó lan toả tình yêu chữ quốc ngữ rộng rãi hơn, sâu sắc hơn trong cộng đồng” - ông Phạm Tuấn Long, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • [Podcast] Hà Nội – Những gánh hàng rong
    khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà cùng những loại hàng cần thiết đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường và hòa chung hơi thở của của phố thị Hà Thành.
  • Long trọng Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành giáo dục Hà Đông và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
    Trong không khí vui tươi, phấn khởi cả nước hướng về Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành GD&ĐT Thủ Đô. Sáng 15/11, ngành GD&ĐT quận Hà Đông long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam - 70 năm truyền thống ngành GD&ĐT Hà Đông (1954-2024).
  • Hà Nội: Chuẩn bị có tuyến đường nối đường Tam Trinh với Minh Khai
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ nút giao thông đường Tam Trinh đến điểm giao cắt với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, quận Hoàng Mai.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và Danh nhân Nguyễn Văn Tố”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO