Phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật về chủ đề “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”

BBT| 13/10/2022 11:49

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 07/9/2022 về việc vận động hội viên tích cực tham gia cuộc thi sáng tác các tác phẩm Văn học Nghệ thuật với chủ đề ca ngợi chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc vận động sáng tác các tác phẩm Văn học Nghệ thuật với chủ đề ca ngợi chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CUỘC THI

1. Tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật với chủ đề ca ngợi chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022) – đây là chiến thắng lịch sử, có ý nghĩa thời đại thể hiện sâu sắc ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam và truyền thống đánh giặc giữ nước vẻ vang của quân và dân ta, nhất là của Quân chủng Phòng không – Không quân; quân dân Thủ đô Hà Nội và một số địa phương miền Bắc, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi.

2. Vận động các văn nghệ sĩ Thủ đô chuyên và không chuyên tích cực sáng tác các tác phẩm Văn học Nghệ thuật với chủ đề ca ngợi chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Cuộc vận động tuyển chọn những sáng tác Văn học Nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, qua đó ôn lại truyền thống vẻ vang, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/05/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

3. Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống lịch sử, văn hóa; bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế góp phần củng cố và bồi đặp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội.

4. Công tác tổ chức đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, phù hợp với trạng thái bình thường mới, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức lễ khai mạc, tổng kết cuộc vận động phải chú trọng đến công tác tuyên truyền về cuộc vận động để tạo sự lan tỏa mạnh mẽ không chỉ với văn nghệ sĩ Thủ đô mà đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC CUỘC THI

1. Tên Cuộc thi: Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề ca ngợi chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

2. Đối tượng dự thi: Các văn nghệ sỹ chuyên và không chuyên của 09 Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

- Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định không tham gia dự thi.

3. Nội dung, hình thức thi:

a. Nội dung:

Ca ngợi chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, ôn lại truyền thống vẻ vang, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, vận dụng những bài học kinh nghiệm vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô; đề cao và tôn vinh những giá trị đạo đức, truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại của con người Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

b. Hình thức thi:

Thể loại tác phẩm, loại hình nghệ thuật: Tác phẩm tham gia cuộc thi bao gồm một số thể loại văn học, nghệ thuật được thể hiện bằng tiếng Việt, chữ Việt hoặc được dịch sang tiếng Việt, chữ Việt. Cụ thể:

1. Văn học: Thơ, Truyện ngắn, Tiểu thuyết

Bản thảo dự thi in trên một mặt giấy A4, hoặc lưu bằng tập tin (file) theo chương trình word, phông chữ time new roman, cỡ chữ 14.

2. Âm nhạc: Ca khúc

Các ca khúc có đủ phần nhạc (ký âm) và lời (bản mềm hoặc bản chép tay rõ ràng) trên giấy khổ A4, kèm theo đĩa CD đã thu âm bài hát.

3. Nhiếp ảnh: Ảnh đơn, Ảnh bộ (Ảnh bộ có giá trị tương đương ảnh đơn)

Ảnh màu hoặc đen trắng (không nhận file scan hoặc chụp từ ảnh giấy), cỡ ảnh 30cm x 45cm, không ép plastic, mặt sau ảnh ghi rõ tên tác phẩm, địa danh nơi ảnh chụp, thời gian chụp. (Ban Tổ chức sẽ yêu cầu tác giả gửi tác phẩm khi chấm giải)

4. Mỹ thuật: Tác phẩm hội họa, điêu khắc

Tác giả nộp ảnh màu khổ 14cm x 24cm (chất lượng cao) chụp tác phẩm dự thi, mặt sau ảnh ghi rõ tên tác phẩm, chất liệu, kích thước, thời gian sáng tác.

(Ban Tổ chức sẽ yêu cầu tác giả gửi tác phẩm khi chấm giải)

5. Sân khấu: Chèo, Kịch nói, Cải lương

Là những kịch bản sân khấu các thể loại nghệ thuật truyền thống và kịch nói.

6. Điện ảnh: Phim truyện, phim tư liệu

Là những tác phẩm đã được dàn dựng thành phim. Phim ngắn có độ dài không quá 60 phút và không quá 120 phút đối với phim dài (kể cả phần giới thiệu).

(Ban Tổ chức nhận tác phẩm dưới dạng đĩa ghi hình hoặc USB).

7. Múa:

Là các tiết mục múa độc lập, thơ múa, kịch múa.

(Ban Tổ chức sẽ yêu cầu tác giả gửi tác phẩm khi chấm giải)

8. Văn nghệ dân gian:

Các công trình nghiên cứu, sưu tầm về Hà Nội xưa và nay.

9. Kiến trúc:

Các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị…

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dưới dạng đĩa ghi hình hoặc USB).

c. Yêu cầu các tác phẩm dự thi:

- Tác giả tham dự điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký tham gia Cuộc vận động cần có đầy đủ các nội dung như: Tên tác giả, nghệ danh (nếu có); ngày, tháng, năm sinh; quê quán thường trú; số căn cước công dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc; tên tác phẩm, tên tác giả và đồng tác giả.

- Tác phẩm chưa được đăng tải trên sách, báo hoặc tham dự bất kỳ cuộc thi nào.

- Tác phẩm dự thi phải tuân thủ và chuyển tải ít nhất một nội dung theo đúng những quy định trong kế hoạch Cuộc thi.

- Bài dự thi sẽ không được xem là hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.

- Là sáng tác mới, chưa tham dự cuộc thi nào, chưa từng đạt giải thưởng các cấp khác và không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả.

- Sau khi tác phẩm dự thi đạt giải, trường hợp có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác, Ban tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng.

4. Thời gian nhận tác phẩm, thời gian chấm giải:

- Thời gian nhận tác phẩm: Từ tháng 10/2022 đến hết ngày 30/11/2022.

- Hội đồng thẩm định Cuộc vận động xét và chấm giải: từ 05/12/2022 đến 10/12/2022.

5. Tổng kết và trao Giải:

Lễ tổng kết và trao Giải: tháng 12/2022

6. Sử dụng tác phẩm:

- Tác phẩm gửi tham dự cuộc vận động sáng tác không hoàn trả lại tác giả.

- Ban tổ chức được sử dụng tất cả các tác phẩm tham gia Cuộc vận động của các tác giả để phục vụ công tác tổ chức Cuộc vận động sáng tác hoặc phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, sử dụng trong các chương trình hoạt động của Ban tổ chức.

III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

01 Giải Đặc biệt, 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba, 10 Giải Khuyến khích.

Tổng cộng 17 giải cho các thể loại.

STT
Nội dung
Số lượng
Số tiền
Ghi chú
1
Giải đặc biệt
1
6.000.000đ
2
Giải nhất
1
3.000.000đ
3
Giải nhì:
    02 giải x 1.500.000đ/giải = 3.000.000đ
2
3.000.000đ
4
Giải ba:
    03 giải x 1.000.000đ/giải = 3.000.000đ
3
3.000.000đ
5
Giải khuyến khích:
    10 giải x 500.000đ/giải = 5.000.000đ
10
5.000.000đ
Tổng cộng
17
20.000.000đ

 Tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác gửi về:

Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Địa chỉ: 19 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

                                                                                               BAN TỔ CHỨC

Bài liên quan
  • Xây dựng văn hoá công sở tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển
    Ngày 12/10, Đoàn kiểm tra liên quan của Thành phố về thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 có buổi kiểm tra, đánh giá tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật về chủ đề “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO