Âm nhạc

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phụ nữ, người mẹ Việt Nam

KT 03/01/2024 18:06

Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhạc sỹ Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về phụ nữ, người mẹ Việt Nam.

0c724a7cb9e7c984e54e9289c195ebca.png
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Theo ban tổ chức, thông qua cuộc thi để vận động các nhạc sĩ chuyên và không chuyên sáng tác các ca khúc, tác phẩm âm nhạc ca ngợi phụ nữ, người mẹ Việt Nam, trong đó có mẹ đỡ đầu.

Các tác phẩm dự thi là các ca khúc thể hiện được đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam, đặc biệt gắn với việc ca ngợi, tôn vinh giá trị của người phụ nữ, người mẹ với tinh thần sẵn sàng sẻ chia, gánh vách trách nhiệm xã hội thời kỳ hậu covid -19.

Đặc biệt ca ngợi những phẩm chất hiện đại phụ nữ, người mẹ Việt Nam (thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt, có kỹ năng tốt); đầy bản lĩnh ở các lĩnh vực của cuộc sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội, đất nước; tư duy năng động, nhạy bén với cái mới nhưng vẫn giữ gìn được nét truyền thống, vẫn làm tròn vai, làm tốt thiên chức của người mẹ.

Các tác phẩm dự thi có nội dung tư tưởng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; chất lượng nghệ thuật tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục; thể hiện được đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam, đặc biệt gắn với việc ca ngợi, tôn vinh tinh thần sẵn sàng sẻ chia, gánh vách trách nhiệm xã hội thời kỳ hậu COVID-19; đề cao vai trò người mẹ trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội, đất nước...

Nhạc sĩ chuyên và không chuyên là người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài nước (khuyến khích cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) không giới hạn về độ tuổi, nghề nghiệp, là tác giả của các tác phẩm âm nhạc phù hợp với tiêu chí của cuộc thi đều có thể tham gia dự thi (các tác phẩm của cùng tác giả chỉ được lấy 01 nghệ danh).

Hồ sơ tác phẩm dự thi gồm: 01 bản ký âm đầy đủ phần nhạc và lời trên giấy A4 (bản scan) ghi rõ tác giả lời và nhạc; 01 bản thu âm ca khúc định dạng file Mp3; 01 phiếu đăng ký dự thi - theo mẫu đính kèm thể lệ cuộc thi (bản scan); Văn bản thỏa thuận của tập thể tác giả ủy quyền cho một hoặc một nhóm tác giả đứng ra đại diện tham dự (đối với tác phẩm của nhiều tác giả); 01 phong bì (dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, email, số điện thoại của tác giả để Ban Tổ chức liên hệ khi cần thiết) gửi qua địa chỉ email: sangtaccakhuc2024@gmail.com hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới địa chỉ: Ban Gia đình – Xã hội Trung ương Hội LHPN Việt Nam, 39 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ngoài bì thư ghi rõ Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc về phụ nữ/người mẹ Việt Nam (gửi bản scan phiếu đăng ký dự thi, bản ký âm cùng file thu âm tác phẩm trong 01 USB/CD).

Lễ phát động và Họp báo giới thiệu về cuộc thi dự kiến diễn ra ngày 5/1/2024 (trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành TƯ Hội LHPH Việt Nam). Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng của TƯ và địa phương, nền tảng mạng xã hội thực hiện từ tháng 1-2/2024. Các hoạt động: Trại sáng tác, triển lãm, đi điền dã sáng tác được thực hiện từ tháng 3-5/2024.

Thời gian nhận bài dự thi: bắt đầu ngay sau khi phát động đến 17h ngày 31/7/2024 (nếu tác phẩm tham gia gửi qua đường bưu điện thì Ban Tổ chức sẽ tính theo dấu bưu điện).

Ban giám khảo thẩm định, chấm giải trong tháng 8-9/2024.

Lễ Tổng kết và trao giải dự kiến diễn ra vào dịp 20/10/2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phụ nữ, người mẹ Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO