Y tế - Giáo dục

Phát động chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường”

T. Trang 10:34 01/06/2024

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Quỹ vì Trẻ em khuyết tật Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia 1400 đã phát động Chương trình “Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường”.

Thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho thấy hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật, trong đó hơn 2,26 triệu trẻ em. Đáng lo ngại là hơn 90% trẻ khuyết tật thiếu điều kiện tiếp cận ít nhất hai dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, hội nhập xã hội và môi trường sống an toàn.
pd1.jpg
Vận động nguồn lực, tiếp sức đến trường đối với trẻ em khuyết tật 10 tỉnh biên giới.
Hầu hết trẻ khuyết tật dưới 17 tuổi, mang những khiếm khuyết về vận động, thính giác, ngôn ngữ, thị giác, trí tuệ… đến từ các hộ nghèo đa chiều, sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Họ rất cần sự hỗ trợ từ xã hội để có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng.
Dù đối mặt với những hạn chế về thể chất, các em vẫn luôn cháy bỏng khát khao học hỏi, hòa mình vào cuộc sống và sống một cuộc đời trọn vẹn. Vì lẽ đó, mỗi món quà hỗ trợ như xe lăn, máy trợ thính, laptop hay máy tính bảng như những chiếc chìa khóa kỳ diệu, mở ra cánh cửa đến với thế giới tri thức, giúp các em vượt qua rào cản của khuyết tật, tự do khám phá và hòa nhập với cộng đồng.
Bà Dương Thị Bích Diệp - Chủ tịch quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam, chia sẻ: "Thế giới đã có Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có Chiến lược Incheon về thực hiện quyền của Người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2023, Việt Nam đã có Luật Người khuyết tật từ năm 2010. Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực trong nhiều năm qua của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật, thì các em vẫn luôn là những đứa trẻ thiệt thòi nhất trong những người thiệt thòi, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp cận giáo dục. Các em phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng ngày và nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến nguy cơ bị tách biệt khỏi xã hội và trường học".
Nhận thức được thực trạng đáng báo động về quyền tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật vùng cao, chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường" được phát động nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm cả nước chung tay ủng hộ nguồn lực để hiện thực hóa ước mơ đến trường của 1000 trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng và mong muốn được đi học, với mức hỗ trợ mỗi em Hai triệu đồng .
pd2.jpg
Các đại biểu nhắn tin ủng hộ Chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường".
Món quà trên nhằm giúp các em đóng học phí hoặc mua trang thiết bị và sinh hoạt phí trong quá trình học tập của năm học 2024 - 2025. Trẻ thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình là các trẻ khuyết tật trên địa bàn 10 tỉnh biên giới vùng cao, trong độ tuổi đi học, có khả năng và mong muốn đi học, có giấy chứng nhận hộ nghèo/cận nghèo của địa phương nơi trẻ sinh sống hoặc xác nhận của trường nơi trẻ đang học tập.

Bên cạnh mục tiêu gây quỹ hỗ trợ về vật chất, chương trình mong muốn kêu gọi sự quan tâm chia sẻ và đồng hành của cộng đồng, gia đình và chính quyền địa phương đối với quyền bình đẳng được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật để các em có thể tự tin vững bước trên con đường phía trước như mọi chủ nhân tương lai của đất nước./.

Chương trình đón nhận sự ủng hộ của Quý cơ quan, tổ chức và cá nhân hảo tâm với các hình thức:

Ủng hộ bằng hình thức qua tin nhắn qua đầu số 1407 của Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400; Mỗi tin nhắn TEKT gửi 1407, Quý vị đã đóng góp 20.000 đồng giúp đỡ trẻ khuyết tật có cơ hội đến trường. Chương trình nhắn tin được thực hiện từ 00h ngày 25/05/2024 đến 24h ngày 23/07/2024.

Ủng hộ trực tiếp qua tài khoản của Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam với nội dung TEKT. Hệ thống tài khoản tiếp nhận của Quỹ gồm:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Tên tài khoản: Quỹ Vì trẻ em khuyết tật

Số tài khoản VNĐ: 00110 0381 4022 - CIF: 481 3569

Bài liên quan
  • Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
    Sáng ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục Hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Lễ phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
  • Hà Nội: Thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4762/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
  • Hội An quy định chỉ hộ gia đình văn hóa mới được làm lưu trú đón khách
    Theo quy định mới, ngoài việc đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu", các hộ gia đình đón khách cần có sinh hoạt gắn liền với các hoạt động truyền thống như sản xuất, kinh doanh nghề thủ công, hoặc các hoạt động văn hóa - nghệ thuật để du khách có thể tham gia trải nghiệm.
  • Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
    Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.
  • Nhiều nhà hát tổ chức đêm nghệ thuật quyên góp ủng hộ người dân vùng lũ
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các chương trình nghệ thuật phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện đạo lý tương thân tương ái, đoàn kết của dân tộc, kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng hướng về hỗ trợ đồng bào và các địa phương đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.
  • Huyện Quốc Oai ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau mưa lũ
    Ngày 15/9, huyện Quốc Oai tổ chức lễ phát toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
Phát động chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO