Sự kiện & Bình luận

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

NHN 15:08 15/09/2023

Sáng 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tuyên bố khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

150920230941-2.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam,

Thưa Ngài Duarte Pacheco, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới,

Thưa Ngài Martin Chungong, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới,

Thưa Ngài Dan Carden, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ Liên minh Nghị viện thế giới,

Thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý,

Thưa các quý bà, quý ông,

Tôi rất hân hạnh thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhân dân Việt Nam nhiệt liệt chào mừng Ngài Chủ tịch, Ngài Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Ngài Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, các đoàn đại biểu nghị viện thành viên và quan sát viên, các vị khách mời tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tổ chức tại Hà Nội - thành phố vì hòa bình, Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

Việt Nam đề xuất sáng kiến và rất vinh dự, tự hào được Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) chọn là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Tiếp nối thành công của Đại hội đồng IPU-132 (năm 2015), Hội nghị APPF lần thứ 26 (năm 2018) và Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 (năm 2020), việc Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần này tiếp tục khẳng định sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong IPU; đồng thời cho thấy sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay.

Thưa quý vị đại biểu,

Sau 37 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện và có ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam đã đạt được kỳ tích trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, là điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDGs đến năm 2030 của Liên hợp quốc, đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao khoảng 6%/năm. Quy mô GDP năm 2022 theo giá hiện hành đứng thứ 38 trên thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), theo IMF, xếp thứ 10 châu Á và đứng thứ 24 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt gần 735 tỷ USD, nằm trong Top 20 quốc gia có kim ngạch ngoại thương lớn nhất toàn cầu.

Việt Nam cũng rất thành công trong thu hút FDI, đến nay đã có hơn 37.000 dự án đầu tư nước ngoài từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký gần 450 tỷ USD.

Việt Nam đã xác định 2 mục tiêu phát triển 100 năm của đất nước, phấn đấu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam): Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển và có thu nhập cao.

Thưa các quý vị đại biểu,

Chúng ta bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21 với vô vàn biến cố khó lường. Lần đầu tiên, cả thế giới trải qua một đại dịch Covid-19 với quy mô chưa từng có, tổn thất vượt xa mọi dự báo. Có thể nói, chưa bao giờ môi trường chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế lại đứng trước đồng thời nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.

Tác động dai dẳng, phức tạp của đại dịch, cộng hưởng với những căng thẳng, xung đột địa chính trị; cạnh tranh, phân tách chiến lược, những chao đảo, bất ổn của thị trường lương thực, năng lượng, tài chính-tiền tệ, sự sụt giảm đầu tư, đứt gãy của các chuỗi cung ứng… đã xóa đi nhiều thành quả giảm nghèo, phát triển của hàng thập kỷ qua và đang gây ra nhiều khó khăn to lớn, đa chiều, cả trước mắt và dài hạn đối với nhiều nước trên thế giới; việc thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDGs của Liên hợp quốc đang bị chậm lại, khó hoàn thành các mục tiêu. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người dân, an ninh và phát triển của mọi quốc gia.

Nhưng chúng ta vẫn có quyền lạc quan và hy vọng về tương lai. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy, là xu thế lớn. Thế giới đã vượt qua đại dịch Covid-19. Dịch bệnh không làm chúng ta sụp đổ mà khiến chúng ta càng đoàn kết và trở nên mạnh mẽ hơn. Các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo đang được thúc đẩy lan tỏa sâu rộng. Trong khi toàn cầu hóa gặp khó khăn thì hàng loạt các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu tiếp tục được đẩy nhanh. Thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo là điều mong mỏi, là mẫu số chung của các nỗ lực hợp tác toàn cầu.

Thưa quý vị đại biểu,

Với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” và các phiên thảo luận chuyên đề là (i) Chuyển đổi số, (ii) Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp và (iii) Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững, tôi đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi, thảo luận về một số nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần làm gì và làm như thế nào để tuân thủ và bảo đảm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, là điều kiện then chốt, để giữ gìn và vun đắp hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Thứ hai, vai trò của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và giới trẻ trong giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: chuyển đổi số bền vững và an toàn; chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng với biến đổi khí hậu và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tinh thần đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, để người dân và doanh nghiệp thực sự là trung tâm của mọi quyết sách trong quá trình phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là nguồn lực căn bản trong mọi nguồn lực, chúng ta cần tiếp tục làm gì và làm như thế nào trong việc hoạch định, thực thi pháp luật và tổ chức hành động hướng tới hạnh phúc của người dân.

Thứ tư, phát huy giá trị văn hóa và con người trong phát triển bền vững, thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thắt chặt sự hợp tác trong đổi mới phương cách vận hành nền kinh tế, tăng mạnh năng suất lao động, tạo các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời, giúp các cơ quan nhà nước hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn trên lộ trình số hóa, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng như quyền riêng tư cá nhân trên không gian mạng.

Thứ năm, đề nghị IPU nghiên cứu thiết lập mạng lưới các nghị sĩ trẻ toàn cầu về đổi mới sáng tạo để cùng nhau trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Thưa quý vị đại biểu,

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, đã lấy hình ảnh mùa Xuân - mùa tươi đẹp nhất trong năm để nói về Tuổi trẻ: “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”. Người cũng đã khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.

Tuổi trẻ, thanh niên chính là lực lượng gánh vác sứ mệnh, trách nhiệm lịch sử trong công cuộc hội nhập và phát triển ở mỗi quốc gia và sự thịnh vượng chung của thế giới.

Tôi tin tưởng rằng mỗi nghị sĩ trẻ đến từ các nghị viện thành viên sẽ phát huy trí tuệ, sức trẻ, sáng tạo, trách nhiệm và lòng nhiệt huyết để đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị.

Với niềm tin mạnh mẽ đó, tôi trân trọng tuyên bố khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Chúc các quý vị mạnh khỏe và hạnh phúc.

Chúc các nghị sĩ trẻ có những ngày làm việc hiệu quả, trải nghiệm thú vị và đáng nhớ trên đất nước Việt Nam tươi đẹp và mến khách!

Xin trân trọng cảm ơn!

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
    Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.
  • Tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ muôn năm!
    Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhấn mạnh: “Tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ muôn năm!”.
  • Tỉnh Điện Biên đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực
    Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Điện Biên đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam
    70 năm đã trôi qua, lịch sử đã khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Quân và Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại, để ghi thêm một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Chiều ngày 5/5 tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên (Đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Điện Biên đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO