Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo

Theo thanhnien.vn| 13/05/2020 09:29

Là người Mohican cuối cùng của thế hệ vàng, Phạm Như Thuần được thừa nhận là một trong những trung vệ hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong những năm cuối 90 của thế kỷ 20.

Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần từ trung vệ chơi đầu óc trở thành bình luận viên - Ảnh: NVCC
Sinh năm 1975 tại Thanh Hóa trong một gia đình có truyền thống thể thao, nhà lại sát sân vận động Thanh Hóa nên Như Thuần đến với bóng đá từ khá sớm khi tham gia vào đội trẻ của đội bóng tỉnh nhà. Với thể hình tốt cùng lối chơi mạnh mẽ và có tố chất thủ lĩnh, Như Thuần dần chiếm lĩnh vị trí số một ở hàng phòng ngự các đội trẻ Thanh Hóa.

Bước ngoặt trong sự nghiệp cầu thủ của Như Thuần là ở trận chung kết giải U.19 quốc gia năm 1997. Trong trận đấu đó, Như Thuần với tư cách là đội trưởng của U.19 Thanh Hóa đã chơi cực hay giúp đội nhà đứng vững trước U.19 Thể Công, đội bóng có hàng tấn công rất mạnh và được coi là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng ngự, Như Thuần còn ghi được bàn thắng quyết định bằng một quả đá phạt trực tiếp theo kiểu “lá vàng rơi” giúp đội nhà bước lên ngôi vô địch.

Chứng kiến trận đấu này, ngay cả những người khó tính nhất cũng bị thuyết phục trước khả năng lên công về thủ toàn diện của trung vệ họ Phạm. Kết quả là cuối mùa giải ấy, Như Thuần khăn gói rời đội bóng quê hương và đích đến, không gì khác chính là đội bóng quân đội theo diện “nhập ngũ”.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần trong màu áo đội tuyển - Ảnh: Quang Minh

Đây có thể coi là một quyết định đúng đắn và mở ra một chương mới trong sự nghiệp của Như Thuần. Ngay năm đầu tiên khoác áo đội bóng quân đội (1998), Thuần “heo” đã góp công lớn giúp đội nhà giành được chức vô địch quốc gia, tiếp theo đó là Siêu Cúp quốc gia 1999. Bên cạnh đó anh còn được bầu chọn là trung vệ xuất sắc nhất mùa giải và được xem là trung vệ hàng đầu của bóng đá Việt Nam thời điểm đó. 

Nhận xét về Như Thuần, cựu tiền đạo Thể Công và đội tuyển Việt Nam Đặng Phương Nam cho biết: “Thuần là mẫu trung vệ mà tôi rất thích, cao lớn, mạnh mẽ, sức bật cực tốt. Có lẽ do thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ, tốc độ không nhanh nhưng khả năng phán đoán tình huống và bọc lót của Thuần thì tuyệt vời. 

Thế nhưng điểm nổi bật và được nhiều người yêu thích ở Thuần chính là phong cách chơi bóng. Mặc dù là một hậu vệ, nhưng ít khi nào Thuần “heo” dùng sức, không băm bổ, đá láo mà luôn dùng đầu óc, kỹ thuật để cuớp bóng trong chân đối phương rồi tổ chức tấn công chứ không tìm mọi cách để phá. Phong cách chơi bóng hiện đại và đậm chất kỹ thuật ấy cho đến tận bây giờ vẫn rất hiếm”.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần (12, hàng ngồi bìa trái) cùng đội tuyển Việt Nam dự SEA Games 1999 - Ảnh:Tư liệu

Còn cựu hậu vệ Đức Thắng thì đánh giá “Như Thuần chính là mảnh ghép còn thiếu ở hàng phòng ngự Thể Công. Sự xuất hiện của Thuần đã góp phần không nhỏ giúp đội bóng mặc áo lính đăng quang ngôi vô địch quốc gia 1998”.  

Từng được gọi vào đội tuyển châu Á năm 2000

Sau thành công trong mùa giải 1998, không có gì là ngạc nhiên khi Như Thuần được triệu tập vào đội tuyển quốc gia. Giải đấu quốc tế đầu tiên của trung vệ người Thanh Hóa là SEA Games 1999.

Nhớ lại giải đấu đó, Như Thuần chia sẻ đầy tự hào: “Hàng phòng ngự của đội tuyển Việt Nam lúc đó gồm: Đỗ Khải, Tiến Dũng, Công Minh, Đức Thắng và tôi được coi là hàng phòng ngự số một Đông Nam Á ở thời điểm đó. Chúng tôi đã phối hợp cực kỳ ăn ý với nhau và lập kì tích giữ trắng lưới trong suốt cả chặng đường tiến vào chung kết năm đó. Đáng tiếc là chúng tôi đã không duy trì được thành tích ấn tượng đó trong trận chung kết và bị khuất phục bởi hai cú sút xa của người Thái”.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần, trung vệ đá rất đầu óc - Ảnh:Tư liệu

Với thể hình khá to cao, lại có sức bền, sức bật tốt cùng một cái đầu khá thông minh, Như Thuần thường phán đoán lối chơi để “bắt bài” đối thủ, cướp bóng rồi lập tức tổ chức phát động tấn công một cách hiệu quả. Ở thời kỳ đó và ngay cả đến bây giờ, nhiều người cũng đánh giá rằng: hiếm trung vệ nào sở hữu lối chơi kỹ thuật và lại có khả năng đọc đấu pháp của các huấn luyện viên giỏi như Phạm Như Thuần.

Có một thống kê không chính thức là trong bất cứ một trận đấu nào, dù ở cấp độ đội tuyển hay câu lạc bộ, Như Thuần luôn luôn vô hiệu hóa được Kiatisuk- cầu thủ số 1 Đông Nam Á ở thời điểm đó. Với sự chăm sóc kỹ lưỡng của Như Thuần, Zico Thái chưa bao giờ ghi được bàn thắng và hầu như “tắt điện”.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo

Như Thuần. - Ảnh: NVCC


Với phong độ ấn tượng như thế, không có gì là ngạc nhiên khi Như Thuần là một trong hai cái tên hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam từng được gọi vào đội tuyển châu Á năm 2000 (người còn lại là Lê Huỳnh Đức). Cho đến giờ, đó vẫn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Như Thuần.

Trước khi chia tay đội tuyển quốc gia, Như Thuần còn giành thêm 1 tấm HCĐ tại Tiger Cup 2002 dưới triều đại của HLV Calisto.

Thử sức ở nhiều vai trò

Khi các hậu vệ cùng lứa ở đội tuyển quốc gia như Đỗ Khải, Mai Tiến Dũng, Nguyễn Đức Thắng... lần lượt treo giầy, người hâm mộ vẫn thấy Như Thuần tiếp tục miệt mài cống hiến và thi đấu bóng đá đỉnh cao ở tuổi ngoài 30. Vẫn những pha can thiệp dứt khoát, những phán đoán nhanh nhạy đầy kinh nghiệm, cùng với đó là những pha vào bóng chính xác và quyết liệt, tinh thần thi đấu hết mình, khi cần có thể lăn xả, xoài người để cứu bóng.

Ở bất kỳ đội bóng nào mà anh đầu quân, dù là Thể Công hay những CLB về sau này như Hòa Phát Hà Nội, Hà Nội T&T, Khatoco Khánh Hòa, Như Thuần đều chơi hết mình như vậy cho đến tận năm 34 tuổi. Anh được người hâm mộ nhớ tới với tư cách là người Mohican cuối cùng của thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam.

Sau khi giã từ sự nghiệp cầu thủ, Như Thuần tiếp tục bén duyên với bóng đá trong nhiều vai trò khác nhau. Anh vừa tham gia công tác đào tạo trẻ của VFF, vừa làm bình luận viên bóng đá trên truyền hình và đã theo học nhiều khóa HLV.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần tham gia ở vai trò HLV ở đội U.19 - Ảnh: Tư liệu
Sau khi đảm nhiệm vị trí trợ lý HLV đội U.19 Việt Nam tại vòng loại U.19 châu Á 2014, tháng 8.2015, Phạm Như Thuần được bổ nhiệm vị trí HLV trưởng CLB Than Quảng Ninh thay thế ông Đinh Cao Nghĩa và dẫn dắt đội bóng đất mỏ kể từ vòng đấu thứ 20 của V-League 2015. Tuy nhiên chỉ sau 7 tháng cầm quân, đến tháng 3.2016, HLV Phạm Như Thuần bất ngờ nộp đơn rút lui khỏi cương vị HLV trưởng CLB Than Quảng Ninh do bận công việc gia đình và muốn tập trung thời gian tham dự nốt khóa học HLV chuyên sâu do FIFA tổ chức.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Nhu Thuần làm HLV ở Than Quảng Ninh - Ảnh: VSI

Giờ đây ở  tuổi 45, Phạm Như Thuần đang thành công và hạnh phúc trong vai trò Giám đốc kỹ thuật Công ty thể thao ngôi sao Olympic- các dự án bóng đá cộng đồng tại các trường quốc tế tại  Hà Nội. Anh cũng là  khách mời thường xuyên trên các kênh thể thao của Đài truyền hình Việt Nam và là  bình luận viên độc quyền của truyền hình K+.  Như Thuần chia sẻ, so với nhiều đồng nghiệp cùng thời,  anh may mắn khi vẫn được tiếp tục gắn bó với đam mê của mình, đồng thời được trực tiếp  vun đắp những mầm non tương lai của bóng đá nước nhà. 

Được làm việc mình yêu, sống cuộc sống mình thích, bên cạnh gia đình nhỏ của mình, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của cựu tuyển thủ quốc gia Như Thuần bây giờ.
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
Như Thuần và gia đình - Ảnh: NVCC
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phạm Như Thuần: Chơi đầu óc chứ không băm bổ, đá láo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO