Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phác thảo người Hà Nội tử tế

Trần Văn Mỹ 11:41 10/10/2023

Nhà Hà Nội học Hoàng Đạo Thúy, tác giả của “Hà Nội phố phường xưa”, “Người và cảnh Hà Nội”, có nêu định nghĩa về người Thủ đô: “Thanh, trong sáng, không tục, không thô lỗ. Lịch, lịch thiệp, lịch lãm, lịch sự”. Ở Sơn Tây, ở Bắc Ninh mà có khách sang thì bà chủ nói với hàng xóm: “Nhà tôi có khách Hà Nội!”. Bà con quý lắm, hay lưu ý đến lời nói, kiểu cách, cả cách ăn mặc của khách.

1.-nha-van-hoa-hoang-dao-thuy.jpg
Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy.

Người ngoài biết nhau vì tiếng nói, vì thế mà nói phải chọn lời, sao cho người khác không hiểu lầm ý mình. Lời nói không mất tiền mua, nói cho dễ lọt tai người ta. Hành động cũng chú ý đưa cái gì cho ai thì dùng cả hai bàn tay, bưng lên mời khách hay đưa lên người mình tôn kính thì nâng cao cái khay. Ông đồ đi chơi về, cầm miếng trầu, cũng đưa vào đĩa, đưa cho bà đồ. Đối với xóm phố, có điều cần góp ý thì chân thật, sao cho người ta không tự ái. Cũng giữ ý, không tọc mạch chuyện nhà người khác, chuyện đâu bỏ đấy.

Khách đến nhà, chủ nhà không bao giờ cởi trần ra tiếp. Nếu đầu trần thì quay vào chít khăn đã rồi mới quay ra đón khách. Ra đường không mặc cẩu thả, là tỏ ý tôn trọng người đi đường. Áo quần không cần quý giá mà phải chỉnh đốn. Mặc áo vá không sao nhưng không mặc áo rách. Giữ kín đáo cho các việc ăn ở trong nhà. Các áo, quần lót không phơi ra ngoài, sao cho gọn mắt.

Trải hơn một nghìn năm phát triển, kinh thành Thăng Long đã chứng kiến bao thay đổi, vẫn theo cụ Hoàng Đạo Thúy thì: “Mỗi thời có một luồng người địa phương đến kinh kỳ, đem theo những tinh hoa của quê hương, góp vào phong cách Thủ đô nhưng cũng thấy ngay là cần phải quen với vẻ thanh lịch của kinh kỳ, mới thành người Thủ đô thật”.

Trong cuộc sống bao bề bộn mưu sinh, việc tìm hiểu, lọc ra những tinh túy rồi làm theo để sống cho đúng “tư cách” là một người Hà Nội quả không đơn giản chút nào. Từ hơn 50 năm nay, đọc các ghi chép của các nhà văn Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài, Vũ Bằng... đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về một Hà Nội hào hoa và thanh lịch có truyền thống cả nghìn năm. Ngoài sách báo, do công việc, tôi còn gặp gỡ trò chuyện với nhiều người Hà Nội mà cách ứng xử hồn nhiên của họ đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Xin được chia sẻ với bạn đọc một vài ký ức về những con người bình dị ấy.

1. Cụ Hoàng Đạo Thúy (1897 - 1994), quê ở làng Đại Yên, quận Ba Đình. Khi đứng đầu Hội hướng đạo sinh Việt Nam, cụ viết “Trai nước Nam làm gì?”. Trong những năm kháng chiến, cụ được Hồ Chủ tịch cử làm Chủ tịch Ủy ban thi đua ái quốc Trung ương rồi trưởng Trưởng ban thông Thông tin ở mặt trận Điện Biên Phủ. Khi về hưu, cụ viết nhiều sách khảo cứu về Hà Nội xưa. Năm 1990, cụ viết quyển “Đất nước ta”, giới thiệu khá toàn diện con người, cảnh đẹp các tỉnh thành trong cả nước. Sau khi đọc sách, tôi viết bài giới thiệu gửi báo Hà Nội m ới. Cùng lúc đó, tòa soạn còn nhận được bài của cụ Nguyễn Vinh Phúc. Sau khi báo đăng bài của Nguyễn Vinh Phúc, một lần đến chơi tôi có phân trần với cụ về việc này, cụ bảo: “Anh là người của tòa soạn, người ta đăng bài của cộng tác viên là đúng. Chỉ có như thế, báo mới giữ chân được người viết bên ngoài tòa soạn chứ! Từ trước đến nay, báo sống được chủ yếu là nhờ vào lực lượng cộng tác viên”. Sau đó, khi bài của tôi in trên tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi đem một số tạp chí biếu cụ. Để tránh hiểu lầm, tôi thưa với cụ: “Cháu là người viết tự do, chứ không phải là người của báo Hà Nội m ới đâu ạ!”. Cụ bảo: “Nghề báo hay nghề viết nói chung rất cần sự trung thực!”.

2. Nhà nghiên cứu Giang Quân (1927 - 2016), tên thật là Nguyễn Hữu Thái, quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, định cư, làm thơ, viết kịch và mở hiệu sách Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên hơn 70 năm trước. Khi công tác tại phòng Văn nghệ Sở Văn hóa Hà Nội, ông thân với Huyền Tâm là một “cây ca dao” của Hà Nội.

2b.-nha-nghien-cuu-giang-quan.jpg
Nhà nghiên cứu Giang Quân.

Huyền Tâm có bài “Đóng nhanh lúa tốt” được nhạc sĩ Lê Lôi phổ nhạc, trong nhiều năm là bài hát vô cùng quen thuộc với nông dân cả nước. Nhưng có điều lạ, Huyền Tâm sống độc thân, ông Giang Quân đã nhiều lần mai mối nhưng không thành. Khi Huyền Tâm ốm nặng, để thỏa lòng người sắp mất, Giang Quân lo tập hợp bài vở và in tập “Ca dao Huyền Tâm” để ông được nhìn đứa “con” tinh thần trước khi nhắm mắt. Ở quê nhà, vùng Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Huyền Tâm chỉ có người em gái, nên khi nằm xuống, Giang Quân và các bạn thơ văn ở Hà Nội đã chung sức đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi sang cát, anh em viết văn làm thơ ở Sở Văn hóa lại góp tiền và về Trạm Trôi lo công việc cuối cùng của một đời người của cho Huyền Tâm. Có lẽ vì tình nghĩa sâu nặng đó mà tôi vô cùng quý mến Giang Quân, một người sống tình nghĩa với bạn bè. Mỗi lần tôi có việc ghé qua thăm, nếu ông còn dở việc gì đó ở phòng trong, bà mở cửa đón vào nhà và mời tôi ngồi ghế đợi. Bên chén nước vừa rót, bà còn mời khách kẹo bánh để trong đĩa sứ màu men khá đẹp. Khi ông đã trang phục chỉnh tề ra tiếp khách, bà nhìn tôi thân thiện và nói: “Ông nói chuyện với nhà tôi nhé!” Rồi lui vào phòng trong. Tôi nhớ năm ông 90 tuổi, trong người đã mệt nhiều, ông gọi điện mời tôi đến chơi và chỉ vào bộ “Bách khoa thư Hà Nội” 18 tập đặt trên bàn, nói: “Mình có bộ sách này, có nhiều tư liệu hợp với việc nghiên cứu của Mỹ, ông đem về dùng nhé! Mình có nhiều bạn cũng thích bộ này, nhưng thấy Mỹ còn trẻ, đóng góp cho Hà Nội còn được nhiều nên mình quyết định tặng ông là hợp lý hơn cả”.

3. Năm 1989, tôi biết PGS.TS. Phan Khanh (1935 - 2013), khi đó làm Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, lại biết vợ ông làm ở Thư viện Quốc gia. Qua ông, tôi nhờ bà tìm cho tôi số báo in trước năm 1945. Ông vui vẻ nhận lời. Đúng giờ hẹn, tôi đến thư viện thấy bà đã đợi sẵn ở đó. Tìm được tư liệu, tôi đã bổ sung vào bài viết. Khi bài báo được đăng, thay lời cảm ơn, tôi biếu ông bà một tờ báo và nói: “Em mới viết về lĩnh vực này nên còn bỡ ngỡ, có gì bác chỉ bảo thêm cho!”. Ông bắt tay tôi, cười hồn hậu: “Anh không phải là nhà báo chuyên nghiệp, viết được thế này là khá lắm rồi. Đọc bài của anh, tôi thấy có tâm của người viết. Mọi việc làm ở đời rất cần một chữ tâm thì mới thành công được”. Dừng suy nghĩ một lát, ông nói: “Kinh sách nhà Phật có thiên kinh vạn quyển nhưng cuối cùng chỉ đọng lại một chữ tâm!”.

2.-pgs.ts-phan-khanh-doi-mu-.jpg
PGS.TS Phan Khanh (thứ 2 từ phải sang).

Lần khác, khi ông được cử làm chủ đề tài viết về hội làng Hà Nội, tôi có đến nhà ông ở phố Thái Thịnh để họp. Tôi đến sớm định dắt xe máy vào để ở chỗ gần phòng khách, ông ra hiệu dừng và dẫn tôi sang điểm gửi xe gần đó. Tôi thắc mắc về điều đó, ông bảo: “Chỗ đó dành cho người đến sau, đến muộn!”. Họp xong, ra chỗ lấy xe, tôi thấy ông nhanh chân đi trước, gửi tiền và bảo người trông dắt xe ra cửa. Ông Phan Khanh sống giản dị mà chu đáo, về sau ông làm Vụ trưởng và Hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa Hà Nội. Ông sống mực thước, ân cần chu đáo với mọi người, nhiều người quý mến ông và nói: “Ông là một nhân sĩ của Hà Nội”.

4. Cách đây khoảng 5 năm, tôi nhận được cuộc gọi của một người lạ. Hỏi mới biết người ở đầu dây bên kia là nghệ nhân Nguyễn Ngọc Khuông, người làng Đại Bái, ở Ngõ Giếng, phố Tôn Đức Thắng, từng làm chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Hà Nội. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, ông kể lại chuyện cách đó 15 năm, vào một buổi sáng rất sớm, ông đón tôi đi cùng các nghệ nhân người Đại Bái đang sinh sống ở Hà Nội về cung tiến hoành phi, câu đối tại đình thờ tổ nghề ở quê hương. Hôm đó, chỉ có tôi là khách mời. Tôi được chính quyền địa phương, dân làng và những người cùng đi tiếp đón ân cần và chu đáo. Chuyện đã lâu và tôi cũng không có bất kỳ một băn khoăn nhỏ nào về lần đi ấy, nay ông gọi điện gợi lại chuyện cũ làm tôi không hiểu có chuyện gì làm ông Khuông phải suy nghĩ. Cuối cùng, bằng một giọng xúc động, ông nói: “Ông là người đầu tiên giới thiệu nét đẹp của làng nghề Đại Bái trên những tờ báo lớn ở Hà Nội. Dân làng nghề biết ơn ông là đi một lẽ, còn riêng tôi có điều làm tôi ân hận ông ạ! Đó là hôm tôi mời ông cùng các nghệ nhân về làng công đức, việc hệ trọng như thế mà hôm đó, lúc chia tay, tôi chưa nói lời chính thức để cảm ơn ông, điều đó làm tôi day dứt đến bây giờ. Hôm nay, tìm được địa chỉ, tôi xin được nói lời cảm ơn muộn màng, mong ông thứ lỗi. Tôi yếu lắm, không đến nhà thăm ông được, lát nữa, cháu ruột tôi mang đến nhà tặng ông một món quà nhỏ, ông thông cảm và nhận cho để tôi được thỏa lòng mình!”. Sau đó ít ngày, được tin ông Khuông mất, tôi không khỏi bàng hoàng. Cuộc gọi điện hôm đó, có thể là “món nợ” cuối cùng nơi trần thế, ông trả nốt để được thanh thản vào cõi vĩnh hằng?

nghe-nhan-nguyen-ngoc-khuong-thu-3-tu-trai-sang-.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Khuông (thứ 3 từ trái sang).

***

Nét thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện sinh động qua muôn vàn câu chuyện mà tôi chứng kiến trên các nẻo đường Hà Nội. Các nhân vật tôi kể trong bài viết này đều đã về thế giới bên kia, nhưng những việc làm bình dị và tiếng nói ân tình của những người thân yêu ấy tôi vẫn ghi nhớ trong lòng, điều đó đã giúp tôi luôn hoàn thiện mình trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hôm nay./.

Bài liên quan
  • Vinh danh 18 "Nông dân Thủ đô xuất sắc" năm 2023
    Sáng 4/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2023 – 2028; biểu dương “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2023.
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Phác thảo người Hà Nội tử tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO