NSƯT Tiến Hợi và niềm vinh dự đặc biệt của cuộc đời
Miên Thảo|18/03/2022 07:13
“Vai diễn Bác Hồ chính là niềm vinh dự đặc biệt trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của tôi”, lúc sinh thời, khi trò chuyện về hơn 40 năm làm nghệ thuật của mình, NSƯT Tiến Hợi đã xúc động bày tỏ như thế. Quả vậy, từ vở kịch Đêm trắng đến bộ phim truyện Hẹn gặp lại Sài Gòn rồi Hà Nội mùa đông năm 46…, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng vì đã xuất sắc hóa thân thành công vai diễn khó có thể thay thế này.
Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in về thuở 12 - 13 được cùng chị, cùng em thư thả sang nhà hàng xóm nghe nhờ chương trình sân khấu truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam vào mỗi tối thứ 7. Ấy là đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Và, trong các vở kịch được nghe, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với vở Đêm trắng (tác giả: Lưu Quang Hà, đạo diễn: Doãn Hoàng Giang, biểu diễn: Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2). Đó là sự ấn tượng không chỉ vì một kịch bản rất thời sự - về đề tài chống tham nhũng trong quân đội (từ nguyên mẫu vụ án Trần Dụ Châu - 1950) mà còn vì đây là lần đầu tiên chúng tôi được trải nghiệm từ cảm xúc hồ nghi đến trầm trồ thán phục trước giọng nói của nghệ sĩ Tiến Hợi sao mà truyền cảm, ấm áp giống y như Bác. Thế nên, lúc bấy giờ dù mới chỉ là những thiếu nhi say mê sân khấu, nghe kịch và rất nguyên tắc trong những phép so sánh song chúng tôi đã bị người nghệ sĩ ấy thuyết phục cùng những cảm xúc bồi hồi, rưng rưng, cứ như thể Bác Hồ đang hiện hữu trước mắt. Đó là phân cảnh Bác Hồ “vi hành” đến một đơn vị bộ đội để nắm bắt thực tế đời sống và lắng nghe tâm tư của chiến sĩ. Khi đùa vui cùng chiến sĩ, giọng Bác sao mà ân cần, gần gũi, thân thương như người cha trong gia đình. Khi muốn nghe chiến sĩ dốc bầu tâm sự, giọng Bác đầy khích lệ, chờ đợi, tin tưởng. Khi nhắc nhở sĩ quan chỉ huy Hoàng Trọng Dũng chỉnh sửa khuyết điểm nóng tính, giọng Bác nghiêm khắc mà vẫn trìu mến, chia sẻ, cảm thông…
Nhất là, trong một đêm thức trắng để đưa ra quyết định cuối cùng về vụ án, giọng Bác lúc thì lắng lại và đồng cảm với người vợ tào khang của Hoàng Trọng Vinh; lúc thì đanh thép, cương quyết mà không kém phần đau xót khi giải thích cho kẻ phạm tội hiểu được vi phạm của ông ta không chỉ dừng lại ở tội tham ô, tham nhũng mà còn là tội đánh mất niềm tin của nhân dân với cán bộ cách mạng. Và sau biết bao trăn trở, xót xa thậm chí đau đớn để cuối cùng có thể đưa ra quyết định chính xác, giọng Bác liền vội vã hối thúc việc công khai vụ án trên báo chí để nhân dân hiểu đúng bản chất của vụ việc…
Có thể nói, đây là một vai diễn khó vì có nhiều phân đoạn phải bộc lộ diễn biến nội tâm, tâm tư, cảm xúc của lãnh tụ. Vậy mà, Tiến Hợi đã thể hiện thành công qua giọng nói không chỉ chuẩn xứ Nghệ mà còn rất tự nhiên, cuốn hút khiến người nghe kịch phải thầm mong ước có ngày được… gặp người nghệ sĩ tài hoa này.
NSƯT Tiến Hợi vào vai Bác Hồ trên sân khấu
Chúng tôi đã đem theo những ấn tượng đặc biệt đó về nghệ sĩ Tiến Hợi để mấy năm sau cùng bố mẹ và bạn bè háo hức cuốc bộ vài ki-lô-mét ra sân bóng của xã từ chiều tối, đặt gạch nhận chỗ để xem bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn - một bộ phim của đạo diễn Long Vân kể về khoảng thời gian chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khi chiếc máy chiếu chạy rè rè và trên tấm phông trắng xuất hiện dòng chữ: “Diễn viên Tiến Hợi - Nguyễn Tất Thành”, chúng tôi cùng ồ lên trong bao hồi hộp, tò mò và sung sướng như thể được gặp “người quen”.
Và thật xúc động biết bao khi lời thoại đầu tiên chúng tôi được nghe là lời độc thoại nội tâm của nhân vật Nguyễn Tất Thành. Nối tiếp đó là hình ảnh đôi mắt sáng ứa lệ của người thanh niên yêu nước ấy trước cảnh: “những năm tháng cuối cùng của thế kỷ 19, đất nước đang chìm đắm trong đêm dài nô lệ” để rồi chất chứa biết bao ưu tư, trăn trở: “khoảnh khắc giao thừa giữa thế kỷ 19 sang thế kỷ thứ 20 nhiều người đang cố đi tìm chìa khóa vàng để tự giải phóng cho dân tộc mình” song: “Các bậc anh hào, nghĩa sĩ vì sao thất bại?”, “Lẽ nào chịu bất lực trước họa xâm lược Tây phương?”, “Phải làm gì bây giờ?”… Ngay từ những thước phim đầu tiên đó, nghệ sĩ Tiến Hợi đã thực sự thuyết phục khán giả bằng lối diễn chân thực mà sinh động về nhân vật Nguyễn Tất Thành - một thanh niên có tâm hồn trong sáng, luôn đau đáu trước thời cuộc và ấp ủ hoài bão lớn, không chỉ bằng giọng nói ấm áp mà còn bằng cả sự tương đồng về dáng điệu, ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ… với thời tuổi trẻ của Bác Hồ. Tất nhiên, Tiến Hợi có lợi thế về vóc dáng song lợi thế ấy chỉ có thể phát huy khi nghệ sĩ phải thực sự tâm huyết, khổ luyện thì mới có thể hóa thân vào nhân vật một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, giao hòa cảm xúc, thần thái, tâm hồn với nguyên mẫu.
Sau bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn là bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46 (kịch bản, đạo diễn: Đặng Nhật Minh), nghệ sĩ Tiến Hợi tiếp tục đem đến cho công chúng những cảm xúc đặc biệt khi ông thể hiện vai diễn Bác Hồ với cốt cách lịch lãm, nhân văn, quyết đoán, đời thường, dí dỏm… ở trong bối cảnh lịch sử ngàn cân treo sợi tóc: Thực dân Pháp cố tình gây hấn, phá vỡ Hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6/3/1946, Tạm ước ngày 14/9/1946. Vẫn là giọng nói ấm áp ấy nhưng nếu như ban đầu rất khoan hòa với mong muốn đẩy lùi chiến tranh, tránh đổ máu và giải quyết bằng con đường hòa bình thì lúc kẻ thù cố tình lấn tới, gây hấn lại là tiếng nói cương quyết, không nhún nhường. Thêm nữa, nghệ sĩ Tiến Hợi đã thể hiện một cách trọn vẹn thần thái thông tuệ mà tình cảm, giản dị mà thân thương, dí dỏm mà sâu sắc… của vị lãnh tụ dành cả cuộc đời cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Ông đã thực sự xuất thần trong giây phút hóa thân Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ, cân nhắc tình thế cách mạng giữa đêm gió mùa đông bắc tràn về; trong khoảnh khắc Bác Hồ ghé đèn châm điếu thuốc khi viết thư gửi chính phủ Pháp, khi Bác trả lời câu hỏi của một cụ ông: “Người ta nói, Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc là một?” hay lúc Bác viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
NSƯT Tiến Hợi trong vai Nguyễn Tất Thành trong phim Hẹn Gặp Lại Sài Gòn
Từ những buổi nghe kịch Đêm trắng và xem phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, Hà Nội mùa đông năm 46… ấy, có thể nói, không chỉ những đứa trẻ mê kịch như chúng tôi mà với phần lớn khán giả nhiều thế hệ, hễ nghe đến vở diễn hay bộ phim nào xây dựng hình tượng Bác Hồ là đều nghĩ ngay đến nghệ sĩ Tiến Hợi, giống như một sự mặc định khó có thể thay thế. Thực tế cũng chứng minh như vậy khi trong hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật NSƯT Tiến Hợi có đến hơn 30 năm dành trọn tâm sức cho vai diễn đặc biệt này với hàng trăm lần hóa thân trên sân khấu, phim truyện, chương trình nghệ thuật, lễ hội, sự kiện... Năm 2013, ông được Kỷ lục Guinness của Việt Nam xác nhận là nghệ sĩ thể hiện thành công nhất vai diễn Bác Hồ.
Chia sẻ về niềm vinh dự đặc biệt này, NSƯT Tiến Hợi bảo đấy là cái duyên son sắt mà ông đã luôn nâng niu, trân trọng trong suốt mấy mươi năm hoạt động nghệ thuật của mình. Và để xứng với niềm tin yêu, mến mộ của công chúng, lúc nào ông cũng cần mẫn khổ luyện, học hỏi, hoàn thiện hơn trong từng vai diễn. Ông cũng rất hạnh phúc khi mình có nhiều điểm tương đồng về ngoại hình với Bác Hồ và còn được chính vợ mình (nghệ sĩ Đạm Thủy) hóa trang. Nhưng với ông như thế là chưa đủ mà lúc nào cũng phải nghiêm túc “đầu tư” về diễn xuất, nhất là giọng nói. Vốn là người con có quê cha ở Nghệ An và quê mẹ ở Hà Nội nên không quá khó để nghệ sĩ Tiến Hợi nói giọng xứ Nghệ. Cái khó mà ông phải tập luyện là ngữ điệu sao cho vừa giống, vừa truyền tải đầy đủ những cung bậc cảm xúc của vị cha già dân tộc. Để có được giọng nói giống Bác Hồ, ông đã đến Đài Tiếng nói Việt Nam xin băng ghi âm rồi ngày nào cũng luyện tập đến nỗi trở thành dư âm, luôn vẳng trong đầu. Còn trong diễn xuất, ông luôn không cho phép lặp lại chính mình. Ở mỗi vở kịch, bộ phim… để có thể thể hiện thần thái, cốt cách của Bác Hồ trong bối cảnh lịch sử cụ thể khiến ông luôn trăn trở: “Phải diễn xuất thế nào đây?” để sau không ít đêm thức trắng mới tìm ra chìa khóa sáng tạo sinh động mà chân thực. Thế nên, ngay từ vai diễn đầu tiên trong vở kịch Đêm trắng cho đến những vở kịch, bộ phim… sau đó, ông luôn cố gắng lặn lội tìm kiếm và nghiên cứu tư liệu ở thư viện, trường học, điểm di tích hoặc từ lời kể của các nhà nghiên cứu lịch sử, những người đã từng làm việc với Bác Hồ. Và, sau những nỗ lực ấy, niềm hạnh phúc nhất đối với người nghệ sĩ này là mỗi khi bước ra sân khấu ông lại được đón nhận những tràng pháo tay khán giả; lại được thấy những đôi mắt rưng rưng bày tỏ một niềm kính trọng, yêu thương với Bác Hồ khi cánh màn nhung khép lại. Hoặc sau những bộ phim ông lại nhận được lời khen ngợi về vai diễn: Sao hóa thân giỏi thế? Rất giống Bác Hồ!.
Vậy mà, NSƯT Tiến Hợi đã về miền mây trắng trong mùa xuân này khi mới ngoài tuổi 60. Sự ra đi của người nghệ sĩ tài hoa này đã để lại cả bầu trời thương nhớ cùng những dấn ấn không thể phai mờ trong vai diễn đặc biệt - vai diễn về Bác Hồ kính yêu!
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.
Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM diễn ra lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP.HCM. Liên hoan diễn ra từ 12 đến 29-11, thu hút 20 đơn vị với 25 vở diễn tham gia. Song song với liên hoan, ban tổ chức thực hiện triển lãm ảnh tại hai địa điểm.
Sau một tuần tranh tài của 12 tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, múa rối, lễ bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 đã diễn ra tối 9-11 tại rạp Đại Nam, Hà Nội.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, NSƯT Kiều Minh Hiếu - Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - sẽ giữ nhiệm vụ điều hành hoạt động của đơn vị này trong thời gian triển khai quy trình kiện toàn nhân sự của nhà hát.
Nhà hát múa rối Thăng Long vừa ra mắt vở "Hoàng đế cờ lau" của tác giả Nguyễn Đăng Chương do NSND Hoàng Tuấn làm đạo diễn tại sân khấu múa rối nước Hoàng thành Thăng Long.
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).