NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ

Trần Đương| 26/09/2017 13:12

NSNA Mầu Hoàng Thiết nguyên là phóng viên ảnh của báo Tiền phong, là hội viên sáng lập của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Ông đã khẳng định vị thế của mình trong làng nhiếp ảnh bằng những tác phẩm để đời mà minh chứng rõ nhất chính là Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt V (2016) cho chùm ảnh đặc sắc “Hậu phương thời chiến” mà ông đã được trao tặng.

NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ
Lãnh đạo Hội NSNA Việt Nam tặng hoa chúc mừng và chia sẻ niềm vui cùng vợ chồng tác giả Mầu Hoàng Thiết khi ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt V (2016)

Cách đây 12 năm, khi quyển sách ảnh “Tuổi trẻ thời kháng Mỹ” của Mầu Hoàng Thiết ra đời, tôi đã viết bài về cuốn sách của ông. Dịp đó, tôi mới biết ông vốn là một thanh niên Việt Kiều cư trú ở Thái Lan. Năm 1950, tròn 20 tuổi, Mầu Hoàng Thiết đã cùng hàng ngàn thanh niên Việt Kiều tình nguyện đến mặt trận Nam Lào sát cánh cùng nhân dân Lào anh em chống giặc Pháp xâm lược. Trở về chiến khu, được biên chế vào tổ ảnh thuộc Ban Chính trị Khu Hạ Lào (tổ ảnh hoạt động được 3 tháng thì phải giải thể vì không có máy và phim), không lâu sau ông lại trở lại đơn vị chiến đấu cho đến tháng 7/1954 - khi ta và Pháp ký Hiệp định đình chiến.

Cùng đơn vị trải qua 90 ngày đêm hành quân vượt Trường Sơn trở về Tổ quốc, Màu Hoàng Thiết mang trong mình nỗi xót xa khi hàng trăm đồng đội của mình đã hy sinh trên đất nước bạn. Nhắc đến những kỷ niệm của những năm tháng ấy,  ông bùi ngùi bảo rằng chẳng dễ gì có thể nguôi ngoai và coi đó là một “kỷ niệm đau xót” nhất của đời mình.

NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ
Tác phẩm “Đón con sau giờ trực chiến, năm 1967” - Ảnh: Mầu Hoàng Thiết
Năm 1955, ông cùng đơn vị chuyển về thảo nguyên Mộc Châu, xây dựng bộ khung của Sư đoàn 335 - Sư đoàn quân tình nguyện sang chiến đấu ở Lào ở giai đoạn sau. Năm 1958, ông được giao nhiệm vụ lập tổ nhiếp ảnh của Sư đoàn. Ba năm sau, ông là phóng viên ảnh của báo Tiền phong, cơ quan của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (từ năm 1961 đến 1987).

Trước khi trở thành hội viên của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Mầu Hoàng Thiết đã là một chiến sĩ quân đội, một phóng viên ảnh. Những năm tháng vô cùng gian khổ, đầy thử thách mà tuổi trẻ của ông đã từng trải qua cũng đã được thể hiện khá rõ trong tập sách ảnh “Tuổi trẻ thời kháng Mỹ” (xuất bản năm 2005). Đây có thể coi là một “tuyển tập” tác phẩm của Mầu Hoàng Thiết. Trên 100 tác phẩm ảnh được chọn từ hàng ngàn bức ảnh ông chụp cho báo Tiền phong đã được ông ghi lại trong suốt chặng đường 10 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng sôi động (1965 - 1975). 

NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ
Tác phẩm “Em đến lớp nơi sơ tán, năm 1967” - Ảnh: Mầu Hoàng Thiết
Qua từng bức ảnh, độc giả không chỉ thấy một Hoàng Thiết dũng cảm, xông xáo, đầy nhiệt huyết, từng có mặt ở khắp mọi nơi trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương bao la của tiền tuyến lớn anh hùng… mà còn thấy được cả không khí của quân và dân ta trong những năm bom đạn lửa. Có thể ví von tập sách ảnh “Tuổi trẻ thời kháng Mỹ” như một cuốn sử bằng ảnh, làm sống lại bao ngày tháng vinh quang mà tuổi trẻ Việt Nam đã trải qua. 

Chụp về chiến tranh, song, ở Mầu Hoàng Thiết, âm hưởng toát ra từ tác phẩm của ông không dữ dội, quyết liệt như các tác giả khác, mà bình dị, lạc quan, rất vững tin trong cuộc chiến đấu thầm lặng ở hậu phương của những con người biết làm chủ vận mệnh mình, làm chủ đất nước. Người xem tác phẩm ảnh của ông rất xúc động và cảm nhận rất rõ: Tuổi trẻ Việt Nam, trong đó có những chị em phụ nữ đảm đang, trung hậu, những người chủ kiên cường của hậu phương lớn, dù ở đâu, Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình hay Thanh Hóa, Quảng Bình…; dù là cô giáo làng hay nữ công nhân dệt, là sinh viên hay các chiến sĩ dân quân…, đều mang trong mình hình ảnh cao đẹp của Bác, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, xứng đáng là tuổi trẻ của thế hệ Hồ Chí Minh quang vinh.

Mầu Hoàng Thiết cũng có nhiều ảnh về các chiến sĩ ở mặt trận đường 9 Nam Lào. Đó là những thanh niên xung phong trên tuyến lửa Quảng Bình, mở đường cho xe ra trận; là những chiến sĩ dân quân trực chiến ở Nam Ngạn - Hàm Rồng, cảnh giới máy bay ở Hải Hưng, phục kích bắn máy bay trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, các đơn vị pháo cao xạ bảo vệ khu công nghiệp Thái Nguyên, bảo vệ cảng than Cửa Ông (Quảng Ninh)…

NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ
Tác phẩm “Gái làng tiễn trai làng tòng quân, xuân Tân Hợi năm 1971”- Ảnh: Mầu Hoàng Thiết.
Chụp về chiến tranh đấy nhưng ảnh của Mầu Hoàng Thiết không có sự khốc liệt, bão lửa, chết chóc. Vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của những con người đang tham gia cuộc chiến đấu dường như là âm hưởng chủ đạo trong tác phẩm của ông. Có thể thấy rõ điều này trong bức ảnh ông chụp được những cô gái ở xã Phúc Xá, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội trong buổi tiễn trai làng tòng quân, với nụ cười rạng rỡ, gương mặt sáng ngời, với bím tóc dài; những con em công nhân nhà máy in Tiến Bộ sơ tán ở vùng quê Quốc Oai, Hà Tây, tươi cười trên đường đến lớp… hay những người mẹ trẻ sau giờ trực chiến ở Hải Dương, vai đeo máy, bế con - hai mẹ con nhìn nhau trìu mến. Những khoảnh khắc được Hoàng Thiết bấm máy ghi lại, chắc chắn sẽ khiến những chàng trai ra trận ấm lòng, các bậc phụ huynh cũng vô cùng yên tâm sản xuất vì con em mình được bảo vệ tốt nhất và những chiến sĩ đang chiến đấu ở chiến trường xa hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc.

Hậu phương với những thúng ngô vàng rực, lấp lánh dưới bàn tay các cô gái trẻ huyện Khoái Châu; với việc học và hành ở nơi sơ tán của các em học sinh trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Tây… thật hồn hậu, thật vững chãi trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước… Mầu Hoàng Thiết thực sự đã làm nên bản trường ca bằng hình ảnh với những khoảnh khắc đan xen nhau thật kỳ diệu, với toàn cảnh cuộc chiến đấu hào hùng qua gương mặt của các anh hùng: Đặng Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Quang, Ngô Thị Tuyển, dũng sĩ Hồ Anh Dũng tuổi 16, Hồ Thị Thu tuổi 15, dũng sĩ ưu tú Võ Phổ có mặt trong 72 trận đánh “hạ gục” 162 lính Mỹ khi anh mới ở tuổi 17 và biết bao thanh niên ưu tú, những “thanh niên ba sẵn sàng”… Những ánh mắt, nụ cười, gương mặt dịu hiền mà chói sáng niềm tin chiến thắng của những người không tên ở hậu phương. Họ đã hy sinh trong thầm lặng, chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn về vật chất, nhưng vô cùng giàu có về tinh thần, về lòng tin ở ngày mai hòa bình, tự do, hạnh phúc. Nổi bật lên trong số họ là các mẹ, các chị, các em, các cháu, đặc biệt là những phụ nữ “ba đảm đang” mà Bác Hồ từng nêu gương trên sách báo và tại các hội nghị. Họ đấy, rất gần gũi, rất dễ mến, trên người là những đồ dùng mang nét đặc sắc của “thời chiến”: mũ rơm trên đầu, súng trường trên vai, túi thuốc bên hông…

Với đôi mắt tinh đời và tấm lòng trìu mến của người nghệ sĩ, Mầu Hoàng Thiết đã dâng hiến cho đời những hình ảnh đầy xúc động về một thời oanh liệt của nhân dân ta. Phần thường cao quý: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt V (2016) cho chùm ảnh đặc sắc “Hậu phương thời chiến” bao gồm các tác phẩm: “Gái làng tiễn trai làng Phú Xá tòng quân”, “Em đến lớp nơi sơ tán”, “Đón con sau giờ trực chiến”; “Học sinh trường Trung cấp nông nghiệp Hà Tây học và hành nơi sơ tán” và “Vựa ngô chống Mỹ huyện Khoái Châu” mà NSNA Mầu Hoàng Thiết vừa đón nhận ở tuổi 87 đó cũng chính là niềm tự hào, một sự tôn vinh xứng đáng cho những đóng góp của ông đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam nói riêng, với sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. 
(0) Bình luận
  • Khoảng lặng yên tháng Tư
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Khoảng lặng yên tháng Tư của tác giả Ngô Thế Oanh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
  • Câu thơ em thả lên trời
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Câu thơ em thả lên trời của tác giả Quang Hoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025: 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình
    Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hải Phòng cho biết, Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình” diễn ra vào ngày 13/5/2025.
  • [Video] Phim tài liệu 3D “Thời đại Hùng Vương” lan tỏa di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
    Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ vừa xây dựng bộ phim tài liệu “Thời đại Hùng Vương” nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.
  • Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội: Chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số thành phố (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP.Hà Nội), UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội.
  • Triển lãm "Hà Nội ơi" - Lời tri ân gửi đến Thủ đô yêu dấu qua 35 bức ảnh
    Tại triển lãm, người xem sẽ bước vào một cuộc dạo chơi xuyên thời gian và không gian: từ ngõ nhỏ quanh co tới mặt hồ phẳng lặng, từ bãi bồi sông Hồng ra nơi “phố cũ rêu phong”, chấm phá những giây phút lặng lẽ giữa nhịp sống hối hả...
  • Khởi động cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam
    Cuộc thi UOB Painting of the Year – một trong những sự kiện mỹ thuật uy tín hàng đầu Đông Nam Á vừa chính thức bước vào mùa giải thứ ba tại Việt Nam. Đây là cuộc thi nghệ thuật thường niên lâu đời nhất tại Singapore, do Ngân hàng UOB khởi xướng từ năm 1982 nhằm phát hiện và tôn vinh các tài năng nghệ thuật trong khu vực.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 209 Đảng viên thị xã Sơn Tây được nhận Huy hiệu Đảng
    Sáng 9/5, trong không khí phấn khởi cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 56 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2025), Đảng bộ thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 209 đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
NSNA MẦU HOÀNG THIẾT: Những bức ảnh, những trang đời đáng nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO