Niềm vui của quân và dân Thủ đô 68 năm trước

kinhtedothi| 29/09/2022 09:42

Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), ngày 5/10, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức Trưng bày “Khúc ca khải hoàn”.

Trưng bày “Khúc ca khải hoàn” tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong những năm kháng chiến gian khổ; gợi nhớ cuộc trở về với biết bao cảm xúc, niềm vui của 68 năm trước khi đoàn quân lớp lớp tiến về Thủ đô. Từ thời khắc lịch sử trọng đại ấy, Hà Nội và cả nước đi lên với những bước chuyển mình quan trọng. Trưng bày cũng thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn những người con đã hy sinh vì Thủ đô thân yêu.
Nhân dân chào đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu.
Nhân dân chào đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu.

Trưng bày “Khúc ca khải hoàn” được thể hiện qua 3 nội dung: “Bền bỉ kháng chiến”, “Ngày về chiến thắng” và. Hà Nội của ta”.

Nội dung “Bền bỉ kháng chiến” chia sẻ những hình ảnh, tư liệu về cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Nhân dân từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Nội dung thứ  “Ngày về chiến thắng” chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc son lịch sử, buộc địch phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Trước khi rút khỏi Thủ đô, thực dân Pháp tìm mọi cách phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo đồng bào di cư vào Nam, trì hoãn việc trao trả tù binh. Nhưng tất cả đều thất bại trước lòng yêu nước, khát khao tự do của nhân dân. Lực lượng tự vệ, công nhân với thái độ kiên quyết, đúng mực, có lý lẽ đã ngăn chặn hiệu quả sự phá hoại, lôi kéo của địch.

Nội dung thứ 3 “Hà Nội của ta” là những tư liệu, hình ảnh 70 năm đã trôi qua từ ngày tiếp quản Thủ đô, hơn 30 năm tiến hành đổi mới, đời sống người dân và bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng san sát, rực rỡ ánh đèn, những đường phố rộng rãi. Hà Nội đang vươn cao để quyết tâm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhưng ký ức về Thủ đô anh hùng vẫn còn mãi với thời gian. Những địa điểm được tiếp quản ngày ấy giờ trở thành “chứng nhân” lịch sử, gợi nhớ những thời khắc không thể nào quên.

Những thế hệ công dân Thủ đô sinh sau ngày 10/10/1954, dù không được chứng kiến những giây phút hào hùng đó, nhưng vẫn cảm nhận được niềm tự hào từ các thế hệ cha anh và sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn những chiến sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của Hà Nội - Thủ đô anh hùng - Thành phố vì hòa bình.

Điểm nhấn trong không gian trưng bày là những thiết kế theo phong cách cổ động. Trong đó, điểm nhấn chínhlà khu vực cổng chính được thiết kế với những đường cong uốn lượn lấy cảm hứng từ lá cờ Việt Nam. Trên cổng chính có minh họa hình ảnh chiến sỹ trở về tiếp quản Thủ đô trong niềm hân hoan chào đón của thiếu nữ Hà thành.

Bức tranh khổ lớn (dài 7m) khắc họa hình ảnh các chiến sỹ trở về tiếp quản Thủ đô trong không khí vui tươi, tràn ngập cờ, hoa đón chào của người dân Hà Nội; Mô hình cổng chào gợi nhớ cổng chào năm xưa người dân đã dựng lên để đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về, là điểm để check-in, chụp ảnh của du khách.

Tại Lễ ra mắt trưng bày, quý vị đại biểu sẽ hòa cùng không khí hân hoan, hào sảng của ngày Giải phóng Thủ đô 68 năm về trước. Ban tổ chức sẽ tái hiện hình ảnh các bà mẹ và các cô gái trong trang phục áo dài thướt tha đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không gian trưng bày rực rỡ cờ hoa, đại biểu sẽ cùng hát vang bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao.

Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt sẽ gặp gỡ các nhân chứng lịch sử là các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, các chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Trưng bày ra mắt vào sáng 5/10 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Niềm vui của quân và dân Thủ đô 68 năm trước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO