Văn hóa - Xã hội

Những việc người dân Thủ đô cần làm để lan tỏa nét đẹp văn hóa giao thông đường sắt, đường thủy

Quỳnh Chi 10:59 24/09/2024

Cùng với khuyến cáo người dân Hà Nội thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo an toàn giao thông lĩnh vực đường bộ, Phòng CSGT Thành phố vừa đưa ra khuyến cáo đối với người dân, các tổ chức cá nhân liên quan về việc đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt, đường thủy.

Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới và các Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư; Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới và Kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới và các văn bản của UBND Thành phố, Bộ Công an, Công an Thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 của Chính phủ; Kế hoạch số 145/KH-UBND, ngày 16/5/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về xây dựng và phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm TTATGT.

dshn-1.jpg
Cơ quan chức năng, tổ liên ngành Hà Nội thực hiện công tác kiểm tra lấn chiếm, vi phạm vào hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn.

Phòng CSGT Thành phố đã có công văn đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Thành đoàn Hà Nội; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Ban An toàn giao thông các quận, huyện, thị xã; Công an cấp huyện về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT trên địa bàn Thành phố. Theo đó, Phòng CSGT Thành phố Hà Nội khuyến cáo:

Đối với lĩnh vực giao thông đường sắt

Tự giác phá dỡ các công trình vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Không làm hư hại công trình và phương tiện giao thông đường sắt. Không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Không làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; không ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt. Bên cạnh đó, không ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống, không tự ý mở đường ngang dân sinh trái phép qua đường sắt. Không vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.

Không đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt. Không chăn thả súc vật, họp chợ, kinh doanh trên đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Đối với lĩnh vực giao thông đường thủy

Phương tiện phải có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng theo quy định. Người điều khiển, chủ phương tiện, thuyền viên phải hướng dẫn hành khách lên, xuống, sắp xếp hàng hóa, hành lý... và chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn.

Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi neo đậu an toàn. Hành khách phải mặc áo phao, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện.

bavi37.jpeg
CSGT đường thủy tuyên truyền cho người dân đi phà trên địa bàn huyện Ba Vì. (Ảnh: Chu Dũng)

Không làm hư hại công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thủy nội địa. Không mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; không đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hóa sai quy định.

Đồng thời, không xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thủy nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Không đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; không đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng.

Ngoài ra, không giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa; không neo đậu phương tiện thủy nội địa trái quy định và không chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn./.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình. Chấp hành Luật giao thông là trách nhiệm của mỗi công dân, thể hiện nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Phòng CSGT Công an Thành phố Hà Nội đề nghị mỗi người dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố và phản ánh đến trang Zalo “Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Cuộc thi Sáng tác kịch bản sân khấu về hệ giá trị gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024
    Với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", Cuộc thi nhằm lựa chọn những kịch bản sân khấu có nội dung tư tưởng tốt, chất lượng cao về nghệ thuật, mang tính thời sự, phản ánh về hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong tình hình mới...
  • Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”: Hà Nội vươn mình bứt phá
    Sáng 23/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19 - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá”. Triển lãm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Chiến lược đào tạo “Real Golf Coaching On A Real Course” của Học viện Gôn Jack Nicklaus chính thức triển khai tại sân gôn Legend Hill Country Club
    Nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày khai trương Legend Hill Country Club (Sóc Sơn, Hà Nội), BRG Golf, đơn vị vận hành độc quyền Học viện Gôn Jack Nicklaus tại Việt Nam đã chính thức khai trương cơ sở tiếp theo của Học viện Gôn Jack Nicklaus tại sân gôn này nhằm hiện thực hóa chiến lược đào tạo thực tế ngay trên sân gôn “Real Golf Coaching On A Real Course”, với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo khi học viên được học và thực hành ngay trên các sân gôn chuẩn thi đấu quốc tế như sân gôn Legend Hill Coun
  • Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” năm 2024 thảo luận về bạo lực học đường
    Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2, năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27/9-29/9 tại Hà Nội với sự tham gia của 306 đại biểu là các đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, TP trong cả nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Long Biên: Nhiều chương trình, hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Trải qua chặng đường dài lịch sử, Long Biên được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” đóng góp to lớn vào quá trình hình thành và phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị quận Long Biên đã và đang phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng viết tiếp trang sử mới tạo động lực giúp người dân được hưởng thụ các giá trị văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Áo dài xứ Huế rực rỡ, kể chuyện về huyền thoại “Linh Phụng”
    Những câu chuyện về huyền thoại chim Phụng được thể hiện trên tà áo dài Việt Nam và kết hợp với những loại hình nghệ thuật khác mang đậm bản sắc Huế.
  • [Podcast] Hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội vươn tầm cao mới
    Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 23/7/2024. Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều (tăng 3 Chương, 27 Điều so với Luật Thủ đô 2012) với nhiều quy định vượt trội, có tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước…
  • Thời khắc đáng nhớ của những ngày tiếp quản Thủ đô
    Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, cả Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng trở về. Thời khắc lịch sử của những ngày tiếp quản Thủ đô sẽ mãi là mốc son chói lọi, hợp thành khúc ca khải hoàn của ngày giải phóng.
  • Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại 1 điểm dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về việc đề xuất tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Khởi động Giáo dục di sản năm 2024: Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024 với chương trình Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.
  • Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút 50.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm
    Diễn ra trong 4 ngày (từ 19 - 22/9), Festival Thu Hà Nội 2024 đã thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của du khách trong nước và quốc tế, bất chấp những thách thức từ thời tiết không mấy thuận lợi.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm không?
    Điều 21, Thông tư số 15/2019/TT-BQP cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo được đúng thẩm quyền, đúng người vi phạm, đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật...
  • Bản quyền truyện tranh nhìn từ huyền thoại Doraemon
    Sáng 22/9, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - VICAS đã diễn ra buổi tọa đàm “Từ Đôrêmon tới Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa VICAS và các đối tác là NXB Kim Đồng, Lân Tinh Foundation nhằm kỷ niệm hơn 30 năm bộ truyện Đoraemon hiện diện ở Việt Nam.
Những việc người dân Thủ đô cần làm để lan tỏa nét đẹp văn hóa giao thông đường sắt, đường thủy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO