Những bí mật người giàu không bao giờ kể cho bạn

Hà Thu/VnE (theo NYT)| 11/09/2017 17:14

Beatrice - một phụ nữ ngoài 30 tuổi sống tại New York cho biết cô thường xuyên bỏ mác giá quần áo, để người trông trẻ không nhìn thấy.

"Có lần, tôi đã xé mác của một chiếc bánh mỳ giá 6 USD", cô nhớ lại. Beatrice giải thích cô không muốn cảm thấy kém thoải mái vì sự chênh lệch mức sống giữa mình và người trông trẻ - một người nhập cư. Gia đình cô có thu nhập 250.000 USD một năm và thừa kế khối tài sản vài triệu USD. Vì thế, so với người trông trẻ, "những lựa chọn của tôi là điên rồ. Bánh mỳ giá 6 USD cũng là điên rồ".


Một nhà thiết kế nội thất khác cũng tiết lộ các khách hàng giàu có của anh luôn tìm cách giấu mác giá, như của các món nội thất đắt đỏ, hoặc các đồ vật khác chuyển đến nhà họ "mà có giá quá lớn". "Chúng sẽ bị bóc đi, hoặc ghi đè lên, để những người làm trong nhà không nhìn thấy", anh nói.

Giàu có thường gắn liền với hình ảnh khoe của. Mọi người tin rằng người giàu thích được chú ý, qua những hình ảnh, tin tức về họ xuất hiện hàng ngày.


Tuy vậy, trên New York Times, tác giả Rachel Sherman cho biết rất nhiều người thuộc top 1% thu nhập cao nhất Mỹ mà cô tiếp xúc đều cảm thấy mâu thuẫn với việc được coi là giàu. Họ vừa thích, vừa không thích điều đó.
nhung-bi-mat-nguoi-giau-khong-bao-gio-ke-cho-ban

Nhiều người giàu không muốn thể hiện mình là người có của cải lớn. Ảnh: Lauren Greenfield

Thay vì khoe khoang về tiền bạc, tài sản, họ chọn cách im lặng về lợi thế của mình. Họ cho biết mình cũng chỉ là những người "bình thường", làm việc chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm và muốn cách ly bản thân khỏi hình tượng thông thường về người giàu, như ích kỷ, khoe khoang, được thừa kế và có nhiều đặc quyền.

Sherman cho rằng những điều này đã nói lên cách mà sự bất bình đẳng về kinh tế được che giấu, điều chỉnh và duy trì trong xã hội Mỹ. Im lặng về tầng lớp xã hội có thể giúp người Mỹ cảm thấy chuyện cách biệt này không thành vấn đề. Và việc phán xét người giàu theo hành vi cá nhân – như họ làm việc đủ chăm chỉ không, có tiêu dùng hợp lý không, có làm từ thiện nhiều không – sẽ khiến chúng ta xao nhãng về các vấn đề như bất bình đẳng trong phân phối của cải.

Giấu được mác giá không có nghĩa là giấu được đặc quyền, Sherman nhận xét. Người trông trẻ dù biết hay không biết giá bánh mỳ của cô chủ cũng vẫn ý thức được khoảng cách về tầng lớp. Tuy nhiên, những hành động như vậy sẽ giúp người giàu kiểm soát được sự khó chịu về cảm giác bất bình đẳng. Nó cũng khiến vấn đề chênh lệch này rất khó nói thẳng, và cũng rất khó thay đổi.

*5 thói quen hàng ngày của các triệu phú tự thân

5 thói quen giúp triệu phú đôla giàu lại thêm giàu

Sherman đã nói chuyện với một người có tài sản hơn 50 triệu USD. Đây là số tiền hai vợ chồng họ tích lũy được khi làm việc trong ngành tài chính. Căn nhà họ đang ở cũng có giá hơn 10 triệu USD. Người vợ nói: "Chẳng ai biết chúng tôi chi tiêu bao nhiêu đâu. Cô là người duy nhất đấy".

Một người khác thì e ngại với căn penthouse mới mua đến mức yêu cầu bưu điện sửa địa chỉ của họ thành số tầng, thay vì ghi là "áp mái". Người này cho rằng nó "quá khoe khoang và thượng lưu".

Những người Sherman phỏng vấn đều không bao giờ nói về bản thân bằng những từ như "giàu có" hay "thượng lưu". Họ thích "thoải mái" hay "may mắn" hơn. Khi Sherman dùng từ "giàu có" trong email gửi một phụ nữ có tài sản 2,5 triệu USD, có nhà ở khu Hamptons và con cái học ở trường tư, cô đã bị từ chối ngay lập tức. Người này cho biết thực sự giàu có phải là những người bạn của mình, vì họ di chuyển bằng máy bay riêng.

Những người khác thì cho biết giàu có tức là không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Còn họ thì vẫn phải lo, vì thu nhập thường xuyên biến động và công việc cũng chẳng phải mãi mãi.

Đạo đức của người giàu là vấn đề muôn thủa. Các doanh nhân thường xuyên được hoan nghênh, nhưng cũng gắn liền với hình ảnh tham lam, tàn nhẫn. Còn những người thừa kế thường bị coi là bê tha.

Những năm gần đây, sau khủng hoảng tài chính, sự bất bình đẳng thu nhập càng được đẩy lên cực điểm. 8 người giàu nhất thế giới đang nắm nửa tài sản toàn cầu, theo báo cáo hồi tháng 1 của Oxfam.  

Đó chính là lý do khiến nhiều người không muốn bị coi là thuộc nhóm giàu. Họ luôn cố tỏ ra bình thường. Talia là một người nội trợ, có chồng làm trong ngành tài chính với thu nhập 500.000 USD một năm. Họ có 2 căn hộ liền kề và thuê một căn hộ ở vùng nông thôn.

Tuy nhiên, khi nói chuyện với Sherman, Talia lại cho biết họ có cuộc sống "khá bình thường". "Chúng tôi ăn tối ở nhà cùng gia đình. Lũ trẻ ăn xong, hai vợ chồng tôi cho chúng đi tắm, rồi đọc truyện cho chúng nghe. Chúng tôi vẫn đi bộ đến trường mỗi ngày. Cô biết đấy, vui mà", Talia nói.

Họ không bao giờ nói về giá của những món đồ đắt đỏ. Thay vào đó, họ hào hứng kể về những món hời khi mua xe đẩy cho con, mua quần áo ở siêu thị và lái xe cũ. Họ chỉ trích những người giàu thích thuê resort đắt đỏ với những nhân viên chỉ "mát xa ngón chân". Họ cũng lo lắng về việc nuôi dạy con cái thành "người tử tế" thay vì thành "những kẻ thừa kế hư hỏng".

Bằng việc không đề cập đến tiền bạc, cố trở thành bình thường, họ sẽ tránh được hình ảnh không mấy hay ho về người giàu nói chung. Nếu coi bản thân là những người lao động chăm chỉ và là người tiêu dùng hợp lý, họ có thể vừa thuộc đám đông - về hình ảnh mà vẫn thuộc top trên – về tài sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Những bí mật người giàu không bao giờ kể cho bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO