Nhớ mùa thi cũ

Đặng Trung Công| 10/08/2018 12:29

Mỗi năm, cứ vào mùa thi, nhìn sĩ tử náo nức “lều chõng” đi thi là tôi lại nhớ về những kỷ niệm đẹp thời áo trắng và đặc biệt là nhớ về người bố thân yêu của mình. 10 năm trước, tôi từng là một cậu học trò. Sau khi đậu tú tài, tôi không muốn tiếp tục thi đại học vì tôi vốn lười, ham chơi, nên xin bố cho đi làm. Khi nghe tôi nói thế, bố nổi giận mắng tôi một trận và bắt tôi phải thi vào trường kinh tế. Bố lại sợ tôi lười học nên động viên tôi bằng những câu nói cố hữu: “Con phải cố gắng học để sau này thoát

Nhớ mùa thi cũ
Ngày tôi đi thi đại học, bố bỏ hết công việc ruộng đồng để đưa tôi lên trường thi ở thị thành. Tôi bước vào phòng thi với nét mặt bình thản, xem như không có chuyện gì xảy ra (vì tôi nghĩ thi cho bố vui lòng, mặc kệ đậu hay trượt). Ngược lại, ở trước cổng trường, bố hồi hộp từng phút, hết đứng lại ngồi, căng thẳng như bố đang thi vậy. Nhớ lại cảnh ấy tôi thương bố vô cùng.
Sau khi thi xong, tôi chỉ biết đi chơi cho thỏa thích mà chẳng phụ việc đồng áng với bố. Ngày có giấy báo kết quả thi từ trường gửi về, bố tôi mừng khôn xiết, dường như không có niềm vui nào hơn thế nữa. Bố ôm lấy tôi, hết lời khen tôi. Bố đứt ruột bán đi 2 công đất hương hỏa của ông bà để đóng tiền học phí, tiền thuê phòng, tiền ăn cho tôi. Bố lại bỏ công việc để đưa tôi lên thành phố tìm phòng trọ. Đêm đó bố ngủ lại với tôi, tâm sự cho tôi nghe đủ điều, chung quy là những chuyện học hành. Mặc cho bố nói, tôi lăn ra ngủ lúc nào không hay. Tôi có biết đâu, đêm đó bố đã khóc rất nhiều. Khóc vì tôi đã phần nào thực hiện được ước mơ của bố, khóc vì tôi quá vô tâm đến người đã sinh ra mình.
Từ ngày sống xa bố, tôi chơi nhiều hơn học (cũng may tôi chưa dính vào những tệ nạn xã hội). Tôi thường hay viết thư, gọi điện về xin tiền bố với đủ lý do về học tập. Tuy khó khăn, nhưng bố cũng chạy vạy để đáp ứng cho tôi. Trong khi đó, những lá thư bố gửi lên tôi chẳng màng xé ra đọc, vì tôi biết trong thư bố không viết gì ngoài nhắc nhở học và sức khỏe của tôi. Trong năm đầu, việc học của tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi tiêu tiền như nước vào những việc vô bổ mà không biết rằng nơi quê nhà, bố phải lao động cật lực. Có những đêm trở trời, bố ngã bệnh nhưng không dám gọi điện lên cho tôi biết, sợ tôi phân tâm.
Cho đến ngày tôi chuyển qua chỗ trọ mới sống với thằng bạn cùng tổ. Sau giờ học, thấy nó lao vào đủ thứ công việc nên tôi hỏi: “Mày đi học thì làm chi cho mệt. Để gia đình gửi tiền lên mà tiêu cho khỏe”. Nó nghẹn ngào: “Gia đình tao nghèo, lấy tiền đâu gửi lên. Tao phải làm để tự lo cho bản thân, rồi dành dụm chút ít gửi về quê cho bố mẹ mua thuốc, cho em trai mua sách vở”. Nghe nó nói xong, tôi lặng người đi. Chợt thấy mình có lỗi với bố nhiều quá. Bố ở quê còng lưng vất vả để lo cho tôi ăn học, vậy mà chỉ mỗi việc cố gắng học thôi tôi cũng không làm được huống hồ gì đi làm thêm kiếm tiền gửi về nhà. Bắt đầu từ hôm đó, tôi không la cà nữa mà chú tâm vào việc học. Mỗi đêm, tôi bớt chút thời gian làm thêm để giảm bớt áp lực cho bố.
Từ khi không thấy tôi viết thư về nhà xin tiền liên miên nữa, bố lấy làm lạ, khăn gói từ quê lên thăm tôi. Khi biết tôi đi làm thêm kiếm tiền, ban đầu bố không chấp nhận vì sợ tôi bỏ bê việc học, nhưng sau đó nhờ sự động viên của tôi và thằng bạn nên bố gật đầu. Trước khi bố về quê, tôi chở bố lòng vòng quanh phố, mua tặng bố cái nón nỉ và đôi dép từ đồng tiền tôi kiếm được. Thấy con trai đã trưởng thành, bố tôi mừng đến rơi nước mắt. Tôi nói: “Bố từng dạy con, đàn ông không được rơi nước mắt. Vậy sao bố khóc”. Bố từ tốn bảo: “Bố chỉ khóc vì con!”. Câu nói ấy khiến tôi luôn tự nhủ rằng, phải sống có hiếu với đấng sinh thành đến suốt cuộc đời. 

(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ra mắt tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết về Bác Hồ
    Cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
  • Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
    NESCAFÉ – nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, vừa công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Đừng bỏ lỡ
Nhớ mùa thi cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO