Nhìn lại công tác Đảng năm 2022 của Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Thạch Vũ| 18/01/2023 16:24

Sáng 17/1, Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (Liên hiệp) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022 nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trên những mặt công tác cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục. Từ đó xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023 của Đảng ủy Liên hiệp.

z4046582855507_9c7de4b4d9874abbcce5dfeaf37ede4a.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; đồng chí Đoàn Thanh Nô, Phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; đồng chí Nông Quốc Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam; đồng chí Trịnh Thúy Mùi, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Cùng các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư, Chi ủy viên các Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Liên hiệp.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, năm 2022 là một năm khẳng định vai trò của Đảng đoàn, Đảng ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động về tổ chức và chuyên môn của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam rất rõ ràng. Đảng đoàn, Đảng ủy đã triển khai thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, trong đó chủ trương lấy hoạt động chuyên môn làm mục đích hoạt động cho văn nghệ sĩ trong cả nước.

Bên cạnh đó, Đảng đoàn đã trực tiếp làm việc với các Đoàn khảo sát, kiểm tra, tham gia tổng kết các Nghị quyết quan trọng về Văn học nghệ thuật để từ đó có những tổng kết, ý kiến đóng góp thiết thực cho hoạt động văn học nghệ thuật trong thời gian tới.

z4046584002885_c762ee6ac464a2e66d833a4643dc69ac.jpg
Đồng chí Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh việc trong năm qua, Đảng đoàn đã xin ý kiến và được sự đồng ý của Ban Bí thư về kiện toàn 02 nhân sự Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kì X (2020-2025) theo đúng quy trình tiếp nhận nhân sự. Chỉ đạo Thường trực Đoàn Chủ tịch giải quyết dứt điểm những tồn tại về giải phóng mặt bằng của Dự án xây dựng Trụ sở 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tại Hội nghị, đồng chí Nông Quốc Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trình bày Dự thảoo báo cáo tổng kết năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 của Đảng bộ Liên hiệp. Hiện nay, Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 14 cơ sở Đảng trực thuộc (01 Đảng bộ cơ sở, 11 Chi bộ cơ sở và 02 Chi bộ trực thuộc).

Được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đối với các hoạt động của Đảng ủy Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đa số các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ và Bí thư chi bộ là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cơ quan, đơn vị nên thuận lợi trong việc nắm bắt kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Khối để tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển văn học nghệ thuật và công tác xây dựng Đảng tại cơ quan, đơn vị mình.

Cụ thể, công tác xây dựng Đảng; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; công tác tuyên truyền; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng đoàn, Đảng uỷ, Thường trực Đoàn Chủ tịch và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị các chi bộ, đảng bộ cơ sở, các Hội nghiêm túc thực hiện với tinh thần chủ động, quyết tâm, tích cực, bám sát nghị quyết của Trung ương, Đảng uỷ Khối.

Bên cạnh đó, đồng chí Nông Quốc Bình cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác năm của một số chi bộ, đảng bộ như việc thực hiện báo cáo chậm trễ; công tác phối hợp tham mưu từng lúc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tiến độ nộp báo cáo do Đảng ủy Liên hiệp giao còn chưa hiệu quả. Việc triển khai, thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát ở một số đơn vị còn chậm, kết luận còn chung chung; tính chủ động, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và cảnh báo sai phạm, khuyết điểm còn hạn chế; công tác nắm tình hình để phát hiện, quyết định kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của các đơn vị thực hiện chưa nhiều.

“Việc tập hợp cán bộ, đảng viên tham gia sinh hoạt từng lúc chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng sinh hoạt chưa cao. Một số phong trào, mô hình hiệu quả chưa kịp thời nhân rộng; việc nắm bắt tình hình cán bộ, đảng viên và những vấn đề phát sinh tại cơ quan, đơn vị đôi lúc chưa kịp thời” - đồng chí Nông Quốc Bình nhấn mạnh.

Trong năm 2023, Đảng bộ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam xác định động viên đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước tiếp tục đẩy mạnh sáng tác, nghiên cứu các công trình lý luận phê bình, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, phấn đấu có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao cả về nội dung lẫn nghệ thuật, thiết thực đưa Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, gắn kết các hoạt động sáng tạo với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong năm 2023, thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tâm Chính, Uỷ viên ban chấp hành Đảng uỷ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, trong công tác năm 2022 của Đảng bộ Liên hiệp nổi lên mặt tích cực đó là sự đoàn kết - một tinh thần thống nhất triệt để và chính vì vậy nên công tác năm của Đảng uỷ Liên hiệp đã gặt hái được nhiều thắng lợi. “Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng ta sẽ có được một nhiệm kỳ chu đáo và thành công” - đồng chí Nguyễn Thị Tâm Chính nhấn mạnh.

Đồng chí Ứng Duy Thịnh, Uỷ viên ban chấp hành khoá III, Đảng uỷ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, trong năm qua, các nghị quyết đã được khái quát hoá và cụ thể hoá, được lan toả nhanh, kịp thời và tích cực đến các chi bộ. Điều này đã được thể hiện trong chính các sản phẩm sáng tạo của toàn thể các văn nghệ sĩ trong toàn Liên hiệp.

Năm 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 75 năm thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023) đồng chí Ứng Duy Thịnh đề xuất tổ chức một Hội thảo khoa học lớn nói về cuộc hành trình của văn học nghệ thuật. “Qua sự kiện này, chúng ta có được một cái nhìn tổng thể về một bức tranh toàn cảnh của tất cả các loại hình nghệ thuật đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Đảng, của đất nước, kết quả của hội nghị sẽ mang đến những tư liệu lịch sử quý giá qua lăng kính của các hội chuyên ngành”, đồng chí Ứng Duy Thịnh cho hay.

Để hướng tới dấu mốc 50 năm thống nhất đất nước (1975 - 2025), NSND Ứng Duy Thịnh đề nghị làm một công trình thể hiện được các giá trị nghệ thuật có tính chất của toàn Liên hiệp, ông khẳng định: “Tất cả các nghị quyết, các đường lối, các chỉ thị cuối cùng là mục đích chúng ta tạo ra những sản phẩm sáng tạo có giá trị và đây là sản phẩm lớn để ghi dấu ấn kỷ niệm cho đất nước, cho nhân dân”.

                                                                      Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.

Bài liên quan
  •  Phát huy tiềm năng, thế mạnh của các văn nghệ sĩ Thủ đô
    Sáng 30/12, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác văn học nghệ thuật năm 2022, triển khai chương trình nhiệm vụ năm 2023”. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp, Chủ tịch các hội chuyên ngành cùng đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên
    Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban chấp hành Hội cùng đông đảo nhạc sĩ hội viên.
  • Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
    Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Nhìn lại công tác Đảng năm 2022 của Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO