Văn hóa - Xã hội

Nhiều tuyến đường, phố mang tên các danh nhân, nhà văn, nhà thơ

Kim Thoa 05/07/2023 11:45

15 quận, huyện tại Hà Nội có thêm 52 tuyến đường, phố mới được đặt tên. Trong đó có phố mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười thuộc địa bàn quận Hoàng Mai; phố mang tên các nhà thơ Thâm Tâm, Phạm Tiến Duật.

thong-qua-to-trinh-1090.jpeg
Đại biểu HĐND TP. Hà Nội thông qua tờ trình đặt tên đường phố Hà Nội năm 2023. (Ảnh: Quang Phong)

Chiều 4/7, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nghị quyết đặt tên 52 tuyến đường, phố mới trong năm 2023.

Trình bày tờ trình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, trong năm 2023, thành phố đề xuất đặt tên mới cho 52 tuyến đường, phố trên địa bàn 15 quận, huyện. Trong đó, 33 tuyến mang tên địa danh, di tích và 19 tuyến mang tên danh nhân. 

Theo tờ trình, TP. Hà Nội đặt tên nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cho tuyến đường dài 6,2km, rộng 68m, trên địa bàn quận Hoàng Mai. Đoạn đường này kéo dài từ ngã tư giao cắt đường Giải Phóng - phố Hoàng Liệt đến ngã ba giao cắt cạnh ngõ 95 phố Nam Dư và chân cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 12 - phường Lĩnh Nam.

Đường Đỗ Mười (quận Hoàng Mai) được đặt cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Giải Phóng - phố Hoàng Liệt đến ngã ba giao cắt cạnh ngõ 95 phố Nam Dư và chân cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 12, phường Lĩnh Nam. 

Tên nhà thơ Thâm Tâm được đặt cho tuyến phố dài 595m, rộng 13,5m, trên địa bàn quận Cầu Giấy - từ ngã ba giao cắt phố Trung Kính đối diện số nhà 89, cạnh Trường THCS Trung Hòa đến ngã ba giao cắt tại tổ dân phố 22 - phường Yên Hòa.

Tên phố Phạm Tiến Duật cho đoạn đường dài 460m, rộng 9m, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm - bắt đầu từ ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên tại tòa OCT1 Khu đô thị Resco đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên.


51 tuyến đường, phố đặt tên mới còn lại gồm: Phố Nguyễn Duy Thì (quận Bắc Từ Liêm); Phố Lưu Cơ (quận Bắc Từ Liêm);  Phố Dương Văn An (quận Bắc Từ Liêm); Phố Phạm Tiến Duật (quận Bắc Từ Liêm);  Phố Nguyễn Xuân Nham (quận Cầu Giấy); Phố Thâm Tâm (quận Cầu Giấy); Phố Phan Kế Toại (quận Hà Đông); Phố Hồ Học Lãm (quận Hà Đông);  Phố Đặng Trần Đức (quận Hoàng Mai); Phố Đống Kỳ (quận Hoàng Mai); Đường Xuân Khôi (quận Long Biên); Đường Hạ Trại (quận Long Biên); Phố Trịnh Tố Tâm (quận Long Biên); Phố Trần Đăng Khoa - là một trong số Bộ trưởng thời kỳ đầu trong Chính phủ Liên hiệp (1946) và là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi lâu nhất (1946-1961) - (quận Long Biên); Phố Đồng Sợi (quận Nam Từ Liêm); Đường Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ); Đường Hòa Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Yên Sơn (huyện Chương Mỹ); Đường Ngọc Sơn (huyện Chương Mỹ);  Đường Ninh Kiều (huyện Chương Mỹ); Đường Chương Đức (huyện Chương Mỹ);  Đường Ô Diên (huyện Đan Phượng); Đường Song Phượng (huyện Đan Phượng); Đường Tân Lập (huyện Đan Phượng); Đường Văn Sơn (huyện Đan Phượng); Đường Hồng Thái (huyện Đan Phượng);  Đường Kim Lan (huyện Gia Lâm); Đường Lý Phục Man (huyện Hoài Đức); Đường Kẻ Sấu (huyện Hoài Đức); Đường An Khánh (huyện Hoài Đức); Đường An Thái (huyện Hoài Đức); Đường Tiền Lệ (huyện Hoài Đức); Đường Đào Trực (huyện Hoài Đức); Đường Vân Côn (huyện Hoài Đức);  Đường Phương Quan (huyện Hoài Đức); Đường Bồ Quân (huyện Hoài Đức);  Đường Thượng Ốc (huyện Hoài Đức;  Đường Cống Đặng (huyện Mỹ Đức); Đường Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức); Đường Cống Hạ (huyện Mỹ Đức); Đường Bình Lạng (huyện Mỹ Đức);  Đường Yến Vỹ (huyện Mỹ Đức); Đường Đục Khê (huyện Mỹ Đức); Đường Đỗ Cảnh Thạc (huyện Quốc Oai); Đường Kiều Phú (huyện Quốc Oai);  Đường Nội Bài (huyện Sóc Sơn); Đường Đền Sóc (huyện Sóc Sơn); Đường Phạm Tu (huyện Thanh Trì); Đường Từ Giấy (huyện Thường Tín); Đường Dương Chính (huyện Thường Tín).

Điều chỉnh độ dài 02 tuyến đường, phố:  Phố Hà Kế Tấn (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ điểm cuối phố Hà Kế Tấn tại cầu Lê Trọng Tấn đến ngã tư giao cắt phố Định Công tại cầu Định Công; Đường Dương Đức Hiền (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ điểm cuối đường Dương Đức Hiền tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đến ngã ba giao cắt đường vào Trường đại học công nghệ Dệt may Hà Nội.

Năm 2022, TP Hà Nội đã có 1.338 đại lộ, đường, phố, ngõ và công trình công cộng được đặt tên, trong đó có 847 phố, 283 đường, 1 đại lộ, 41 công trình công cộng, 166 ngõ. 

Phân loại theo tên gọi, có 563 tuyến đường, phố, ngõ và công trình công cộng mang tên danh nhân; 543 tuyến mang tên địa danh; 232 tuyến dạng tên khác (tên di tích lịch sử văn hóa, sự kiện lịch sử, danh từ chung, quốc hiệu nước Việt Nam ở một số thời kỳ lịch sử...)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều tuyến đường, phố mang tên các danh nhân, nhà văn, nhà thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO