Đời sống văn hóa

Nhiều nỗ lực thay đổi đem lại diện mạo mới cho Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025

Minh Lý 10/02/2025 19:39

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Trong đó, Lễ khai hội diễn ra vào mùng 06 tháng Giêng được tổ chức long trọng có nhiều đổi mới, đảm bảo nghi lễ phật giáo và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách thập phương.

Nhiều nội dung đổi mới tích cực

Sáng ngày 10/2, Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 do Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức tại Lễ hội chùa Hương.

z6303855826816_00ded85c93c4642bc3f116d43e4a8dfb.jpg
Thượng tọa Thích Minh Hiền giới thiệu sách cho Đoàn trong nhà triển lãm tại Lễ hội chùa Hương.

Năm nay, lễ hội chùa Hương có chủ đề "Lễ hội chùa Hương - Điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt”. Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội, trước ngày khai hội, đúng 5h sáng ngày 30/01/2025 (Tức mùng 2 tết Ất Tỵ) toàn bộ lực lượng của Ban tổ chức Lễ hội có mặt đầy đủ để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức Lễ hội. Tổng số cán bộ tham gia phục vụ Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là 335 đồng chí.

z6302988531121_db74035ad5c89086b599ae165f43701f.jpg
Chủ đề Lễ hội chùa Hương năm 2025 "Điểm đến du lịch văn hoá truyền thống Việt".

Điểm nổi bật của lễ hội chùa Hương năm 2025 là Ban tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định chùa Hương là điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam; Xây dựng “Tuần lễ văn hóa - du lịch”

Đổi mới việc tích hợp vé thắng cảnh và vé xuồng đò đảm bảo thuận tiện cho du khách về tham quan lễ phật; Công tác kiểm soát. Đến nay đã tổ chức in 336.000 vé và bàn giao cho UBND xã Hương Sơn lưu, phát hành bán cho khách thăm quan. Công tác kiểm soát vẫn giữ nguyên 10 cổng kiểm soát 2 bờ suối Yến, lực lượng của HTX dịch vụ du lịch Chùa Hương sẽ hướng dẫn, sắp xếp khách xuống đò và thực hiện kiểm soát hoạt động của lái đò cũng như tiếp nhận phản ánh từ du khách qua mã QR code của lái đò và Lực lượng của Ban Tổ chức (Ban QL khu DTTC Hương Sơn và UBND xã Hương Sơn) thực hiện kiểm soát vé tại trạm Zic zắc.

2.jpg
Lực lượng giao thông túc trực thường xuyên đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự cho du khách tại Lễ hội.

Bên cạnh đó là đổi mới việc quản lý, giá trông giữ ô tô tại các bến, bãi nâng cao chất lượng dịch vụ, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xuồng đò phục vụ du khách về tham quan, lễ phật được an toàn, văn minh và thân thiện. Làm tốt công tác quản lý mặt bằng, dịch vụ và công tác phòng chống cháy nổ gắn với các thiết chế văn hóa. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại vị trí việc làm đảm bảo tinh gọn bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực quản lý điều hành lễ hội du lịch.

Nâng cao công tác thông tin truyền thông giới thiệu quảng bá Lễ hội du lịch Chùa Hương “Điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” . Xây dựng các cụm, điểm Pano, Backdrop tại các khu trung tâm.

Tạo diện mạo mới

Theo ghi nhận Đoàn kiểm tra, trong sáng nay (10/2), mặc dù thời tiết khá rét nhưng vẫn có hàng nghìn người về tham quan vãn cảnh tại Lễ hội chùa Hương. Các tuyến đường dẫn vào khu di tích thông thoáng, sạch sẽ, tình trạng ách tắc giao thông không xảy ra.

z6303020088629_28477d25044c5debc6d7382df413cff7.jpg

Tại các khu vực gửi xe, bến đò, bến xe điện, lưu lượng vận tải phục vụ du khách diễn ra đúng quy định, được phân luồng trật tự và quy củ.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài và các thành viên trong Đoàn kiểm tra đều thống nhất cho rằng, về cơ bản, công tác quản lý và tổ chức Lễ hội chùa Hương năm nay triển khai tốt, nhiều chuyển biến tích cực. Ban Tổ chức đã thực hiện chú trọng tuyên truyền thực hiện Quy tác ứng xử, nghi lễ phù hợp; không phát hiện dấu hiệu mê tín dị đoan tại thời điểm đoàn kiểm tra; giao thông phân luồng tốt, trang trí cảnh quan, vệ sinh môi trường tiến bộ hơn so với các năm trước đây.

z6303855863702_b0e436b5af08706029667903ad2351a8.jpg
Đoàn kiểm tra đột xuất tại một cửa hàng thực phẩm tại Lễ hội chùa Hương

Đồng chí Phạm Xuân Tài và các thành viên trong đoàn đề nghị huyện Mỹ Đức và Ban Tổ chức Lễ hội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị lịch sử văn hoá của di tích; Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại Lễ hội; tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan tại di tích; Lưu tâm vấn đề quảng cáo để tránh quảng cáo tràn lan; Kiểm soát và yêu cầu các các cửa hàng niêm yết giá công khai, chi tiết riêng cho từng loại thực phẩm...

z6302991598703_014df176109b28579db069343517cca1.jpg
Nhân dân phấn khởi vãn cảnh, trẩy hội chùa Hương.

Trưởng Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn Bùi Văn Triều cho biết, so với cùng thời điểm năm ngoái, lượng du khách thập phương về du xuân, trảy hội chùa Hương có vắng hơn (giảm khoảng 8%).

“Riêng trong ngày khai hội (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), chùa Hương đón hơn 2 vạn lượt khách đến tham quan, lễ chùa. Ban Tổ chức đã đón tiếp khách chu đáo, bố trí đầy đủ phương tiện đưa đón khách về dự Lễ khai hội” - ông Bùi Văn Triểu cho biết thêm.

Trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội du lịch Chùa Hương về công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong Lễ hội; Quản lý các điểm kinh doanh, duy trì mặt bằng không để hàng quán lấn chiếm gây mất cảnh quan ảnh hưởng giao thông, đôn đốc các hộ kinh doanh đóng góp đầy đủ thuế, phí và lệ phí; Đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy, nổ.

z6305059799931_f3ff567111c0da56e065340a1aab320b.jpg
Lực lượng chức năng kiểm soát tốt khu vực bến đò.

Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực trong Lễ hội và xung quanh Lễ hội; Đảm bảo tốt công tác vận chuyển khách bằng xe điện về tham quan du lịch từ các bến xe tới các điểm đỗ an toàn, văn minh, lịch sự theo đúng tuyến đã quy định; Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa.

Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các lái đò vận chuyển khách chấp hành quy định của Ban tổ chức, nâng cao ý thức hướng dẫn và nhắc nhở du khách cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường chung; Tạo điều kiên thuận lợi nhất cho du khách về thăm quan lễ hội du lịch Chùa Hương.

z6303020089756_4d32950486bc982ab992849f37d8ca32.jpg

Có thể nói, với chủ đề “Lễ hội Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt" mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị văn hóa tín ngưỡng và vẻ đẹp của khu quần thể danh thắng Hương Sơn. Đồng thời, việc được UBND TP Hà Nội công nhận Khu di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) là khu du lịch cấp thành phố, nhằm phát huy các giá trị di sản trong khu di tích danh thắng Hương Sơn, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Thủ đô và cả nước./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Một ngày với chùa Hương…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Một ngày với chùa Hương… của tác giả Đào Ngọc Chung.
  • Sương chiều
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sương chiều của tác giả Nguyễn Linh Khiếu.
  • Hà Nội triển khai tiêm chủng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
    Ngày 10-2, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nâng cao nhận thức của toàn xã hội để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
    Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (hoặc không gian mạng).
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc triển lãm Mỹ thuật “Khai Xuân”
    Chiều 10-2, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm Khai Xuân 2025, sự kiện mang đến một không gian nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
  • Phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 07/02/2025 về việc Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025).
  • Du khách nô nức trẩy hội Lim, đắm chìm trong làn Quan họ
    Hội Lim năm nay diễn ra trong hai ngày 9-10/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  • Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng
    Chủ tịch UBND phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Thương cho biết, sáng 12/2 (Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống di tích lịch sử Quốc gia đền Và xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức. Lễ hội là cầu nối giữa hiện tại – quá khứ - tương lai, giao lưu văn hóa giữa nhân dân 2 vùng Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
  • Triển lãm “Di sản Hà Nội - Sapa" của giảng viên, sinh viên kiến trúc Thái Lan
    Triển lãm trưng bày giới thiệu 26 bức tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ hơn 100 tác phẩm của các giáo sư và sinh viên các trường kiến trúc trên khắp Thái Lan. Triễn lãm diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 31/3.
  • Tín ngưỡng thờ rắn ở làng Kim Bài và làng Đại Từ
    Truyền rằng ở làng Đại Từ (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ) có một chàng trai nghèo rời làng đi đánh giậm kiếm ăn. Chàng đến làng Kim Bài và bén duyên với một cô gái làng Cát Động cùng xã cũng nghèo khổ như chàng. Hai bên làm nhà trên một bãi đất cạnh hồ lớn, sáng thường ra hồ đánh giậm kiếm cá tôm.
  • [Podcast] Phủ Tây Hồ - Điểm đến linh thiêng của Thủ đô hơn nghìn năm tuổi
    Đi lễ chùa đầu xuân năm mới là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ai ai cũng gửi gắm ước nguyện bình an, may mắn, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và an khang thịnh vượng cho bản thân cũng như gia đình trong năm mới, hơn nữa đây cũng là nét đẹp của người Việt khi hướng về tổ tiên cũng như các bậc thánh hiền. Và Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là một trong địa danh được người dân Thủ đô, du khách tìm đến dâng lễ, cầu bình an dịp đầu xuân năm mới, nhất là Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
    Vào lúc 19h30 ngày 14/2/2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới.
  • Khai hội đình Tây Đằng: Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản
    Vào ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống đình Tây Đằng, một di tích quốc gia đặc biệt, chính thức khai hội, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Đây là dịp không chỉ để tưởng nhớ lịch sử, văn hóa của địa phương mà còn thể hiện sự tiếp nối và gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
  • Thủ đô đẩy mạnh sinh hoạt chuyên đề Hà Nội trong kỷ nguyên mới
    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành công văn định hướng sinh hoạt chính trị tháng 2/2025 về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị tập trung triển khai, hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt chuyên đề về “Hà Nội trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Nhiều nỗ lực thay đổi đem lại diện mạo mới cho Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO