Nhiều dự án chậm tiến độ đã có bước chuyển biến cụ thể

Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội| 09/12/2022 14:44

Mở đầu phiên chất vấn tại hội trường, sáng 9/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn và những cam kết tại Kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố về nội dung: Giám sát tài sản công, các dự án đầu tư chậm tiến độ. Tiếp đó, các đại biểu HĐND Thành phố đã tập trung tái chất vấn về các dự án chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố.

z3946007132253_3ca934ff8c624ad9854222a8b507da9d.jpg
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận nội dung tái chất vấn.

Theo Đại biểu Trần Khánh Hưng, huyện Ba Vì, tại Kỳ họp thứ 3, HĐND Thành phố đã chất vấn về Dự án tiếp nước vào sông Tích, đã hơn 10 năm chưa hoàn thành. Đại biểu đề nghị Thành phố cho biết thực tế triển khai Dự án hiện nay và nguyên nhân chậm giải ngân vốn cũng như Thành phố đã chỉ đạo, đôn đốc tháo gỡ khó khăn cho Dự án ra sao?.

z3946007472585_02deda69b619d727f4f0cb27624bed62.jpg
Đại biểu Nguyễn Quang Thắng chất vấn tại kỳ họp.

Trả lời chất vấn về Dự án tiếp nước vào sông Tích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Dự án được Thành phố rất quan tâm và nhiều lần lãnh đạo Thành phố đã xuống thực tế, chỉ đạo giải quyết quyết liệt. Hiện nay, công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, trong đó, phần diện tích GPMB tại huyện Ba Vì đã xong, sẽ phấn đầu hoàn thành nốt phần còn lại trong tháng 12/2022. Tiến độ thi công trên công trường hiện nay rất tốt. Công tác giải ngân đã hoàn thành kinh phí năm 2021 chuyển sang. Năm 2022, đã chuyển toàn bộ hồ sơ thanh toán được 70%. Đồng chí cam kết, từ nay đến hết tháng 12/2022, đảm bảo thông nước sông Đà vào sông Tích.

z3946007774729_f111cb9eee66ef23922a8da53a98c2e8.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trả lời làm rõ thêm nội dung đại biểu chất vấn.

Trả lời thêm về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền thông tin, Dự án nhận được sự chỉ đạo điều hành sát sao của lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đến nay, đã có 42 văn bản chỉ đạo, 2 cuộc kiểm tra thực tế, 8 cuộc họp trực tiếp tháo gỡ cho dự án. Hiện, Dự án cơ bản được tháo gỡ khó khăn và đang tập trung hoàn thiện nốt các thủ tục và hoàn thiện tại hiện trường. Đồng chí cam kết trong năm 2022, hoàn thành 100% công tác GPMB và cơ bản hoàn thành công tác thi công. Sang tuần, Thành phố sẽ kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và đảm bảo thông nước trong năm 2022. Về giai đoạn 2, hiện đang được các đơn vị liên quan tập trung công tác chuẩn bị đầu tư. Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Nam, huyện Phú Xuyên về việc chậm tiến độ Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại Châu Can, Phú Xuyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết: Dự án được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015, với quy mô xử lý 500 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư gần 217 tỷ đồng. Các thủ tục về đầu tư đối với Dự án này chưa được phê duyệt và chưa được giao đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã có báo cáo ngày 8/8/2022 đề nghị UBND Thành phố dừng chủ trương đầu tư đối với Dự án này. Ngày 28/9/2022, UBND Thành phố đã có văn bản đồng ý với đề nghị của Sở, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội rà soát để chấm dứt Dự án theo quy định pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội mới nhận được văn bản của Sở Tư pháp Hà Nội và đang tổng hợp lại để chính thức trình UBND Thành phố dừng đối với dự án này.

Liên quan đến Dự án xử lý chất thải rắn Núi Thoong, huyện Chương Mỹ, đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với lộ trình triển khai dự án làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1 thực hiện theo đúng quy hoạch chất thải rắn, với công suất 450 tấn/ngày đêm; giai đoạn 2 sau khi điều chỉnh quy hoạch sẽ nâng lên 2.000 tấn/ngày đêm để đủ công suất đốt rác phát điện.

z3946008109890_d3e8401762427095c132bfd812a509df.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông trả lời làm rõ thêm ý kiến của đại biểu.

Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết: Hiện nay, rác thải của Thành phố chủ yếu vận chuyển lên Sóc Sơn và một phần lên Sơn Tây để xử lý, nên quãng đường di chuyển rất xa và quá trình vận chuyển gây ô nhiễm môi trường. Do vậy việc đầu tư các dự án xử lý rác khu vực phía Nam là cần thiết. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông thống nhất với quan điểm của các Sở về Dự án xử lý chất thải rắn Núi Thoong. Đối với Dự án Nhà máy xử lý rác thải Châu Can, Phú Xuyên, trong tháng 12 này, UBND Thành phố sẽ chấm dứt dự án để chuyển sang kêu gọi xã hội hóa hoặc chuyển sang đầu tư công.

Tiếp đó, các đại biểu đã chất vấn về việc chậm tiến độ Dự án Đường Trục phía Nam Hà Tây và yêu cầu Thành phố cho biết bao giờ tiếp tục thi công để kết nối với đường Vành đai 4 đang triển khai.

z3946008390493_01be83ee6e59273988bad6d5360898cd.jpg
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân trả lời chất vấn của đại biểu.

Trả lời nội dung này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết: Hiện, Dự án Đường Trục phía Nam Hà Tây còn lại 19km thuộc giai đoạn 2. Hiện, Dự án còn một số tồn tại, vướng mắc giữa Nhà đầu tư và doanh nghiệp về thống nhất phân chia số tiền nộp. Để tháo gỡ khó khăn, UBND Thành phố đã chỉ đạo ứng 200 tỷ đồng cho công tác GPMB. Ngày 27/6/2022, Thành phố đã họp và chỉ đạo Thanh Tra Thành phố rà soát toàn bộ Dự án. Hiện nay, đang xin ý kiến các bên liên quan, dựa trên kết quả đó, sẽ thống nhất điều chỉnh chủ trương dự án.

Làm rõ thêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, sau khi UBND Thành phố giao Thanh tra Thành phố tiến hành thanh tra tổng thể dự án, UBND Thành phố đã có văn bản yêu cầu, trước ngày 30/11/2022, chủ đầu tư và doanh nghiệp liên quan phải có phương án giải quyết vướng mắc và cam kết tiến độ dự án, nếu không thống nhất được UBND Thành phố sẽ thu hồi, chuyển sang đầu tư công để đảm bảo lợi ích của nhà nước và người dân. Đến nay, chủ đầu tư và doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận, chứng minh năng lực tài chính và cam kết tiến độ hoàn thành dự án trước năm 2025. UBND Thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư ký quỹ để triển khai dự án đúng tiến độ. Như vậy, dự án này sẽ tiếp tục được triển khai theo hình thức đầu tư BT.

Chất vấn về nội dung thu hồi khu đất số 6, Đào Duy Anh để tập trung mở rộng trường mầm non, tiểu học Phương Liên, đại biểu Vũ Ngọc Anh, Bắc Từ Liêm nêu, đến nay, qua nhiều kỳ họp, nội dung này chưa chuyển biến. Thường trực HĐND Thành phố cũng đã có văn bản đề nghị đôn đốc thực hiện, tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa triển khai. Đề nghị Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách và lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ, bao giờ khu đất bàn giao cho quận để thực hiện dự án để bổ sung thêm trường lớp trên địa bàn?.

z3946008765895_13a37d747eb8af12c2feac93eb2e3e8e.jpg
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định trả lời chất vấn của đại biểu.

Liên quan đến công trình tại số 6 Đào Duy Anh, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa chủ trì họp cùng với quận Đống Đa, Long Biên và Công ty Việt Anh, thống nhất trong tháng 12 này, Công ty Việt Anh sẽ bàn giao diện tích số 6 Đào Duy Anh cho quận Đống Đa. Ngay sau khi tiếp nhận phần diện tích này, UBND quận Đống Đa sẽ triển khai 2 dự án thành phần, gồm mở rộng trường tiểu học (500m2) và xây dựng trường mầm non mới (1.400m2) để đảm bảo cả 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến, 2 công trình trường học này sẽ hoàn thành trong năm 2023.

z3946009003802_c005a5e8c0b5719b33f57b2b438c7b50.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn làm rõ thêm thông tin tại phiên chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Kim Anh, Ba Đình về Dự án khu đất 31-33-35 Lý Thường Kiệt chậm tiến độ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết: Dự án tại khu đất 31-33-35 Lý Thường Kiệt có diện tích 2.245m2, chủ đầu tư là Ngân hàng SHB. Theo quy hoạch phân khu, công trình sẽ không xây quá 8 tầng. Đến nay, nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt là UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị lập là Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội. Trong tháng 12 này, UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Quy hoạch Kiến trúc mới trình UBND Thành phố nhiệm vụ quy hoạch thì nhanh nhất phải Quý II/2023 mới có đồ án quy hoạch thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt.

Phát biểu kết luận nội dung tái chất vấn, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết đã có 3 Phó Chủ tịch UBND Thành phố, 5 Giám đốc Sở và 2 Chủ tịch UBND quận tham gia trả lời, giải trình làm rõ vấn đề. Phiên tái chất vấn đã diễn ra sôi nổi, nội dung chất vấn cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, đúng nội dung. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, công tác thúc đẩy tiến độ các dự án luôn được Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Ngay sau phiên chất vấn, trên cơ sở các kết luận, UBND Thành phố đã thực hiện quyết liệt các giải pháp, ban hành nhiều văn bản, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương, đồng thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, do đó, nhiều dự án đã có bước chuyển biến cụ thể như: Dự án số 6 Đào Duy Anh, Dự án tiếp nước sông Tích, Dự án Đường Trục phía Nam… Trên cơ sở trả lời chất vấn, đồng chí đề nghị UBND Thành phố tiến hành rà soát các kết luận, cam kết…để tập trung chỉ đạo khắc phục có giải pháp quyết liệt; tăng cường kiểm tra, rà soát, thúc đẩy tiến độ, có biện pháp kiên quyết hơn đối với các dự án chây ì, không thực hiện theo đúng cam kết.

HĐND Thành phố sẽ giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban, Tổ đại biểu HĐND Thành phố tiếp tục theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện. Định kỳ 2 năm, sẽ yêu cầu UBND Thành phố, các sở, ngành, quận, huyện trả lời các cam kết, lời hứa theo đúng quy định.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều dự án chậm tiến độ đã có bước chuyển biến cụ thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO