Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

 Nhiều chuyển biến tích cực sau 10 năm triển khai Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới

Kim Thoa 17/08/2023 14:49

Năm 2012, sau khi ban hành, Chỉ thị 11- CT/TU đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị, đảng bộ khối, trực thuộc triển khai với nhiều hình thức phong phú, tạo bước chuyển đáng kể, kịp thời xử lý các trường hợp cưới tảo hôn, vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, kiểm điểm cán bộ, đoàn viên, hội viên thiếu ý thức chấp hành Chỉ thị của Đảng và các quy định của địa phương trong việc cưới theo nếp sống văn minh…

cuoi-1655779831439.jpg
Đám cưới tập thể của thanh niên Hà Nội thực hiện theo mô hình nếp sống văn minh. (ảnh: báo Nhân dân)

Từ sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên 

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, nhìn chung trên địa bàn Thành phố đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội và trong các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cấp lãnh đạo quản lý của Thành phố nhiều trường hợp đã chủ động đi đầu trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Các đám cưới đã dần bỏ việc mời thuốc lá, thuê trang phục cưới đắt tiền. Việc chạm ngõ, ăn cưới đã giảm bớt các thủ tục rườm rà; tổ chức cỗ bàn, ăn uống linh đình nhiều ngày đã được hạn chế. Nhiều đám hỏi và lễ cưới được tổ chức trong một ngày để tiết kiệm thời gian và chi phí, không mở nhạc quá 22h…

Tư duy tổ chức đám cưới gọn nhẹ, trang trọng, lấy hạnh phúc đôi lứa làm trung tâm, không có biểu hiện trục lợi được nhiều gia đình, dòng tộc, giới trẻ quan tâm, từng bước hình thành nhận thức mới về việc cưới theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm truyền thống văn hóa quê hương, góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng.

Năm 2012, sau khi ban hành, Chỉ thị 11- CT/TU đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã, đảng bộ khối, trực thuộc triển khai với nhiều hình thức phong phú, tạo bước chuyển đáng kể, kịp thời xử lý các trường hợp cưới tảo hôn, vi phạm Luật hôn nhân gia đình, kiểm điểm cán bộ, đoàn viên, hội viên thiếu ý thức chấp hành Chỉ thị của Đảng và các quy định của địa phương trong việc cưới theo nếp sống văn minh… UBMTTQ cùng các đoàn thể nhân dân từ Thành phố đến cơ sở đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác vận động người thân, gia đình, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân chấp hành tốt Chỉ thị của Thành ủy, trong đó xác định thanh niên là chủ thể trực tiếp thực hiện Chỉ thị.

Bên cạnh quận, huyện, các tổ chức, đoàn thể như Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội, Liên đoàn Lao động Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội tiếp tục nhân rộng mô hình điểm thực hiện đám cưới theo nếp sống văn minh, tiết kiệm. Trong đó tập trung vào đối tượng thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Các lãnh đạo chủ chốt từ thành phố đến các sở, ban, ngành, quận, huyện và các đơn vị cơ sở tổ chức tiệc cưới cho người thân trong gia đình nghiêm túc thực hiện tinh thần Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy, qua đó làm gương cho cán bộ cấp dưới, tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng, tạo dư luận tốt trong mắt người dân. Nhân dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt là cán bộ, đảng viên đã nghiêm túc trong việc tổ chức cưới cho bản thân, con cháu mình, đảm bảo tiết kiệm, hình thức cưới đơn giản, không mời tràn lan, khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới.

Ngay sau khi có sự triển khai đồng bộ, tích cực từ Thành phố đến cơ sở, việc thực hiện Chỉ thị đã có sự chuyển biến đáng kể: số lượng khách mời từ 300 người trở xuống hầu hết đã được chấp hành nghiêm túc; không có trường hợp tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không có trường hợp tổ chức ở những nơi chi phí quá tốn kém.

Có thể nói, chính sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quả lý ở các cấp trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới; Bên cạnh đó là sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân trong việc tham gia thực hiện. Nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đang quen dần với hình thức tổ chức đám cưới gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng trang trọng, ý nghĩa tiêu biểu như: Đống Đa, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Sơn Tây… với tiệc cỗ chỉ làm 40, 50 mâm, tổ chức cưới tập thể. Đặc biệt, một số xã yêu cầu gia đình phải ký cam kết tổ chức đám cưới gọn nhẹ, không phô trương kéo dài bằng cách thu tiền cọc của các đôi nam nữ đi đăng ký kết hôn từ 500 – 2.000.000 đồng, nếu gia đình nào vi phạm thì sẽ bị sung quỹ địa phương (Ba Vì).

Thực hiện việc cưới theo theo nếp sống văn minh với nhiều “mô hình điểm” điển hình

Việc xây dựng triên khai nhân rộng các “mô hình điểm”, điển hình, cách làm hay như đám cưới không có thuốc lá, báo hỷ sau cưới, không thách cưới bằng tiền mặt, lễ vật không cầu kỳ, đám cưới chỉ diễn ra một ngày… đang được nhiều gia đình thực hiện nghiêm túc, sáng tạo và dần duy trì thành nếp, tiêu biểu như: Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận ủy Ba Đình tổ chức đám cưới tập thể cho 40 cặp đôi. Quận Hoàng Mai đã có 10 cặp bạn trẻ tham gia lễ cưới tập thể vào ngày 17/3/2013. Quận Hà Đông cưới theo nếp sống văn hóa, tổ chức tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh làm không quá 40 mâm cỗ, không hút thuốc lá, không chơi cờ bạc… Riêng quận Đống Đa thực hiện mô hình cưới văn minh, Đoàn Thanh niên quận đã phân công cán bộ, đoàn viên tham gia giúp đỡ và tổ chức việc cưới trong thanh niên, biểu dương và tặng quà cho 69 đám cưới tiêu biểu. Quận Long Biên thì đã tổ chức lễ kết hôn cho 14 cặp đôi theo nghi thức Phật giáo tại Thiền Viện Sùng Phúc. Tại quận Bắc Từ Liêm, nhiều mô hình cưới văn minh, giản dị, tiết kiệm được áp dụng, duy trì tốt như: mô hình “Chi hội phụ nữ thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang”, mô hình cưới 40-50 mâm cỗ, câu lạc bộ “gia đình trẻ”, “tiền hôn nhân”, mô hình “Cựu chiến binh gương mẫu tiêu biểu, Hội Người cao tuổi với phong trào “Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”.

Tại huyện Quốc Oai đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU như mô hình đám cưới “sáu không” (không ăn uống linh đình, không hút thuốc lá, không tổ chức quá 1,5 ngày, không tổ chức vui chơi văn nghệ quá 22h, tổ chức hôn lễ không quá 45 phút…); Đoàn Thanh niên huyện Chương Mỹ, huyện đoàn Gia Lâm triển khai xây dựng, vận động các mô hình đám cưới “năm không” (không mời thuốc, không uống rượu say, không đánh bạc, không gây mất trật tự công cộng…).

Thành đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình điểm thực hiện đám cưới theo nếp sống văn minh, tiết kiệm, tập trung vào đối tượng thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Hằng năm, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp phân công các ngành, thành viên tích cực giám sát kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Đối với cán bộ, lãnh đạo, đảng viên nếu vi phạm về thực hiện đều bị nhắc nhở, phê bình, đối với tập thể xem xét khi tiến hành đánh giá xếp loại cuối năm và quá trình đánh giá bình xét công nhân các danh hiệu văn hóa. Trong những năm qua công tác kiểm tra, giám sát và xử lý rút kinh nghiệm ở những trường hợp vi phạm được quan tâm thường xuyên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trước khi tổ chức đám cưới đã được tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm tại địa phương. Phong trào này có tác dụng giáo dục tích cực trong việc thực hiện Chỉ thị.

Theo số liệu thống kê 10 năm (2012 - 2022) trên địa bàn Thủ đô có tổng số đám cưới được tổ chức là: 481.920; trong đó số đám cưới thực hiện theo quy định: 437.153, đạt 90,71%. Số đám cưới theo mô hình mới hiệu quả, tiết kiệm là 64.435, tương đương 13,37%.

Sau khi Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 27/5/2022 của Ban Thường vụ được ban hành, các địa phương, đơn vị đã tiến hành tổ chức tổng kết và khen thưởng, động viên các tập thể cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới tại địa phương: quận Long Biên khen thưởng 11 tập thể; quận Bắc Từ Liêm khen thưởng 23 tập thể, 23 cá nhân; Sơn Tây khen thưởng 6 tập thể, 3 cá nhân; Hoàn Kiếm khen thưởng 11 tập thể; quận Hà Đông khen thưởng 19 tập thể, 10 cá nhân; Hoàng Mai khen thưởng 7 tập thể.

Công tác sơ kết việc thực hiện Chỉ thị – CT/TU Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã khen thưởng 10 đơn vị, cá nhân; UBND Thành phố khen thưởng 17 tập thể, 10 cá nhân trong việc thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành uỷ Hà Nội (khoá XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Công tác khen thưởng thực hiện hiệu quả Chỉ thị 11– CT/TU được đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch kịp thời biểu dương và khen thưởng những điển hình tiên tiến, các tập thể cá nhân đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc, góp phần khích lệ, dộng viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua thực hiện tốt mọi nhiệm vụ…

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 11 – CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố đã được đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang gương mẫu trong việc chấp hành những quy định của Đảng, Nhà nước, quy ước của địa phương, cơ quan, đơn vị về nếp sống văn minh, chống xa hoa lãng phí, vụ lợi trong việc tổ chức đám cưới, đã có tác động tích cực đối với nhân dân trong việc thực hiện Chỉ thị, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều chuyển biến tích cực sau 10 năm triển khai Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO