Nhiếp ảnh Hà Nội: Làm gì để vững bước và phát triển?

Đặng Thủy| 20/09/2022 07:47

Thủ đô Hà Nội đã và đang bước vào hành trình tạo dựng công nghiệp văn hóa. Như các ngành nghệ thuật khác, nhiếp ảnh Thủ đô cũng không thể đứng ngoài cuộc. Vậy nhiếp ảnh Hà Nội sẽ làm gì để tạo được sự chuyển mình, xứng tầm với vị thế của Thủ đô? Đó cũng là những băn khoăn, trăn trở được các nghệ sĩ nhiếp ảnh đặt ra tại tọa đàm “Làm gì để nhiếp ảnh Hà Nội vững bước và phát triển” vừa được Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức.

Nhiếp ảnh Hà Nội: Làm gì để vững bước  và phát triển?
Buổi tọa đàm “Làm gì để nhiếp ảnh Hà Nội vững bước và phát triển” thu hút nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tham gia.
Từ những niềm trăn trở 
Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tham gia buổi tọa đàm đều cho rằng, nhiếp ảnh Hà Nội rất cần có một sự chuyển mình mạnh mẽ. Cũng bởi lẽ, trong suốt thời gian qua khi mà ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiếp ảnh đã có một chỗ đứng đáng kể thì ở Thủ đô dường như nhiếp ảnh vẫn ở trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Dẫu Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội đã quy tụ được hơn 400 hội viên, có tới 21 câu lạc bộ do hội bảo trợ, nhưng chất lượng hội viên không đồng đều, thậm chí nhiều hội viên còn rất “non” về kỹ thuật chụp. Đã có nhiều triển lãm được tổ chức nhưng chưa tạo được tiếng vang, chưa thu hút được nhiều công chúng tới thưởng lãm, đó là chưa kể còn có rất nhiều “ì xèo” về chất lượng ảnh, về hội đồng nghệ thuật, rồi cả cách tổ chức triển lãm... 
Theo NSNA Vũ Đức Tân, công tác chấm chọn tác phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng triển lãm. “Qua tiếp xúc và nhìn vào thực tế sáng tác thấy có nhiều những gương mặt trẻ, những tác phẩm hay nhưng tại sao mặt bằng triển lãm vẫn thấp?”, NSNA Vũ Đức Tân đặt câu hỏi đồng thời thẳng thắn chỉ ra những vấn đề tồn tại của nhiếp ảnh Hà Nội, như việc tổ chức triển lãm vẫn còn chạy theo phong trào, kết nạp hội viên ồ ạt…
Là người từng nhiều lần tham gia chấm ảnh trong các cuộc thi do Trung ương và Hà Nội tổ chức, NSNA Lại Diễn Đàm nhận định, lâu nay Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội chưa tổ chức được nhiều triển lãm chuyên đề và hầu như các cuộc triển lãm ảnh vẫn nặng về tính báo chí, ảnh nghệ thuật chưa được quan tâm nhiều trong khi có không ít ảnh nghệ thuật có nội dung, ý tưởng tốt, có cốt truyện, chiều sâu… 
Bên cạnh đó, một số nghệ sĩ nhiếp ảnh tham gia tọa đàm cũng đã bày tỏ những băn khoăn, trăn trở về các cuộc triển lãm do Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức. Đó là sự trùng lặp chủ đề trong các cuộc thi ảnh, sự thưa vắng mảng ảnh chân dung, ảnh của các vùng ngoại ô khi thành phố mở rộng, rồi việc chọn giải thưởng chưa thực sự thuyết phục, công tác đánh giá, phê bình sau mỗi cuộc triển lãm lâu nay vẫn chưa thực hiện được… NSNA Minh Đạo cho rằng nhiếp ảnh Hà Nội đã có sự phát triển nhưng chưa xứng tầm Thủ đô và nếu không có sự nỗ lực chuyển mình thì chắc chắn sẽ tụt hậu.

Giải pháp nào cho nhiếp ảnh Thủ đô phát triển?

Là thành phố có bề dày ngàn năm văn hiến, với hơn 1000 làng nghề, gần 6000 di tích lịch sử văn hóa cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Hà Nội có nhiều tiềm năng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tác. Vậy làm thế nào nhiếp ảnh Thủ đô ngày một phát triển, tiếp tục làm tròn sứ mệnh của mình trong việc phản ánh cuộc sống, con người Hà Nội, đó là điều mà không ít nghệ sĩ trăn trở. 
NSNA Đinh Quang Thành - người đã gắn bó lâu năm với nhiếp ảnh Thủ đô chia sẻ, để có những bức ảnh đẹp, phản ánh được chiều sâu của mảnh đất “ngàn năm văn hiến” ông từng dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về Hà Nội. Với những trang ghi chép “Hà Nội ngàn năm còn lại” trong đó tập hợp các điểm đến, các di tích ở mỗi quận huyện của Thủ đô, ông bảo mình có thêm nhiều gợi ý cho mỗi lần rong ruổi chụp về Hà Nội. Từ kinh nghiệm của bản thân, NSNA Đinh Quang Thành bày tỏ niềm mong mỏi các nghệ sĩ nhiếp ảnh của Thủ đô sẽ tiếp tục khai thác những tiềm năng từ mảnh đất “ngàn năm văn vật” này để phản chiếu trong tác phẩm của mình, từ đó góp phần giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hiểu biết cho công chúng về truyền thống, lịch sử, giá trị văn hóa… của mảnh đất kinh kỳ.
Để nhiếp ảnh Thủ đô vững bước và phát triển, nhất là trong thời điểm thành phố đang tập trung cho phát triển công nghiệp văn hóa, tại buổi tọa đàm các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đề cập nhiều tới việc xã hội hóa hoạt động nhiếp ảnh, đẩy mạnh công tác sáng tác, nâng cao công tác thẩm định ảnh, tăng cường mảng lý luận phê bình cho nhiếp ảnh, sử dụng quỹ sáng tác sao cho hiệu quả, quan tâm đầu tư cho các CLB, bồi dưỡng chuyên môn cho các hội viên…
Theo NSNA Nguyễn Văn Toản - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, để nhiếp ảnh Thủ đô phát triển, cần mở rộng hoạt động triển lãm bằng cách tăng cường các triển lãm chuyên đề và đa dạng hóa các hình thức triển lãm ảnh. Bên cạnh cách trưng bày truyền thống, nên tổ chức thêm các triển lãm online, triển lãm trên đường phố, các điểm du lịch và tiến tới hình thành “Con đường nhiếp ảnh”. “Tôi rất mong tới đây sẽ có một không gian, một địa điểm riêng để giới thiệu những sáng tác của giới nhiếp ảnh Thủ đô. Không gian ấy có thể là nơi du khách có thể thưởng lãm và cũng có thể mua những tác phẩm mà mình yêu thích” - NSNA Nguyễn Văn Toản bày tỏ.
NSNA Hồng Trọng Mậu lưu ý: “Là Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội nên trong mỗi cuộc thi ảnh cũng cần hết sức chú trọng tới tính nghệ thuật trong tác phẩm. Ít nhất cũng phải đảm bảo tỷ lệ 50/50 cả về nội dung và nghệ thuật. Thêm nữa, việc lựa chọn ảnh triển lãm cũng nên đưa ra những tiêu chí, nếu cuộc thi không có nhiều ảnh dự thi đẹp thì cũng không nhất thiết phải chọn ảnh triển lãm cho đủ số lượng, chọn ít mà chất lượng cao còn hơn chọn nhiều mà chất lượng thấp”.
“Trong giới văn học nghệ thuật, quan trọng nhất là tài năng và trí tuệ. Ngoài sự nỗ lực của tổ chức hội thì mỗi nghệ sĩ cũng cần nâng tầm trí tuệ của mình, học qua bạn bè, học từ những người đi trước. Hội có thể tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề truyền đạt, bồi dưỡng kinh nghiệm sáng tác cho các hội viên…” - NSNA Lê Cường nhấn mạnh.
Có thể nói, Hà Nội có nhiều tiềm năng để nhiếp ảnh có thể “cất cánh”. Tận dụng và phát huy các tiềm năng ấy ra sao, làm thế nào để biến những mục tiêu, kế hoạch thành hiện thực đó là một thử thách không nhỏ. Hi vọng rằng thời gian tới nhiếp ảnh Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động có được nhiều hơn những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật vừa phản ánh toàn diện và sinh động về Thủ đô, đặc biệt là thể hiện các giá trị văn hóa lịch sử, nét đẹp của người Hà Nội thời hội nhập…
(0) Bình luận
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Trao giải cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương” và viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”
    Tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.
  • Triển lãm ảnh về các di sản Việt Nam qua các thước phim điện ảnh
    Sáng nay 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
  • Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Những bức thư pháp được trưng bày tại triển lãm là những áng thơ văn bất hủ về Thăng Long - Hà Nội và tinh hoa đạo học của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Trần Bá Lãm, Bà huyện Thanh Quan...
  • Đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” – Một dấu son đáng nhớ
    Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” do Le Auction House tổ chức đầu tháng 11/2024 vừa qua đã kết thúc với nhiều kết quả ấn tượng và mang lại tiếng vang lớn trong cộng đồng nghệ thuật. Đây cũng là sự kiện quan trọng của nhà đấu giá nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Quy tụ gần 200 tác phẩm, trước phiên đấu công chúng đã được chiêm ngưỡng tận mắt các sáng tác di sản hội họa của nhiều họa sĩ thành danh tại sự kiện trưng bày “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Nhiếp ảnh Hà Nội: Làm gì để vững bước và phát triển?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO