Nhận Bảo hiểm xã hội một lần: Thiệt thòi lớn cho người lao động

Minh Đăng| 04/10/2017 15:35

Thời gian qua trước tình trạng người lao động đề nghị nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục gia tăng, BHXH Việt Nam cho biết, điều này đồng nghĩa với việc số lao động khi về già không có lương hưu đang tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ quyết định hưởng BHXH một lần vì phải chịu rất nhiều thiệt thòi.

Báo động tình trạng nhận BHXH 1 lần

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm bình quân cả nước ta có khoảng trên 600.000 người nhận BHXH một lần. Tính trong năm 2016 đã có 665.306 người lao động hưởng BHXH 1 lần, đồng nghĩa với việc số người lao động này đã ra khỏi lưới an sinh xã hội có nguy cơ không bảo đảm được cuộc sống khi về già. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người lao động mà còn là gánh nặng đối với gia đình, xã hội.

Thực tế qua theo dõi thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như trường hợp những lao động trẻ, lao động chưa qua đào tạo nghề tập trung ở những vùng sử dụng nhiều lao động, dễ dàng di chuyển lao động, tìm kiếm việc làm thì người lao động có xu hướng xin hưởng BHXH 1 lần nhiều hơn. 

Nhận Bảo hiểm xã hội một lần: Thiệt thòi lớn cho người lao động
Nhận BHXH một lần là người lao động bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, đời sống của người lao động hiện nay trong các khu công nghiệp còn khó khăn, tiền lương thực tế còn thấp nên người lao động muốn lấy BHXH 1 lần để có tiền trang trải cuộc sống trước mắt mà họ chưa nghĩ đến cuộc sống sau này khi về già. Nhiều người lao động từ khu vực nông thôn vào làm việc cho các doanh nghiệp (DN) nhưng không có ý định gắn bó lâu dài, họ làm việc một thời gian để tích lũy tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm vốn về quê làm ăn.

Hay có nhiều người lao động lo sợ sẽ có nhiều rủi ro, trượt giá, rồi sẽ mất hết quyền lợi nên chỉ muốn cầm tiền trước trong tay cho chắc. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời nên người lao động chưa hiểu cặn kẽ được ý nghĩa, mục đích của các quy định mới của luật BHXH năm 2014, đặc biệt là quy định về giải quyết BHXH một lần. Điều này đương nhiên DN sẽ gặp khó khăn vì không ai muốn tuyển lao động mới vào lại mất thời gian đào tạo. Còn người lao động vì nhận thức không đầy đủ về quyền lợi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. 

Thiệt thòi lớn cho người lao động

Trước thực trạng trên, để người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH cũng như việc bảo lưu, tích lũy thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh bền vững, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH đối với người lao động thì lãnh đạo BHXH Việt Nam cho rằng, người lao động cần hết sức thận trọng khi cân nhắc để hưởng BHXH một lần. Vì các lý do sau: Thứ nhất, khi nhận BHXH một lần thì người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, người lao động cần hiểu rằng khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là một của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10, 25, 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đối  tượng). 

Trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì gia đình còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở). Trong trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

Thứ hai, nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn. Cụ thể: Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, người lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương và quỹ có lợi, nhưng chúng ta không khuyến khích việc nhận BHXH một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân.

Mặt khác, nếu so sánh việc nhận BHXH 1 lần với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu thì thiệt thòi là không tính hết được. Người hưởng lương hưu, ngoài lương hưu còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT (bằng 4,5% mức lương hưu); và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá) Nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm 2003 đến nay Nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). 

Để so sánh giữa tham gia BHXH và gửi tiết kiệm, nếu nhận BHXH một lần thì mức hưởng như sau: Mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 tính bằng 1,5 tháng lương bình quân. Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012: 6 năm x 1,5 tháng = 9 tháng; Mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi tính bằng 2 tháng lương bình quân.

Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2027: 14 năm x 2 tháng = 28 tháng. Như vậy, tổng số tháng được hưởng là: 9 tháng + 28 tháng = 37 tháng. Tổng số tiền nhận BHXH một lần: 7.137.500 đồng x 37 tháng = 264.087.500 đồng.

Trong khi đó, quyền lợi được hưởng lương hưu (bao gồm cả tiền mua thẻ BHYT, trợ cấp mai tang, trợ cấp tuất một lần theo mức thấp nhất là 3 tháng lương hưu):  Đối với lao động nữ: 2.161.050.000 đồng, nhiều hơn 1.896.962.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 7,18 lần); Đối với lao động nam: 1.786.019.000 đồng, nhiều hơn 1.521.931.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 5,76 lần).

Chưa kể đến, nếu nhận BHXH 1 lần thì người lao động sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.

Vì vậy, việc người lao động nên cân nhắc, lựa chọn nhận BHXH một lần là điều hết sức quan trọng, đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu – trợ cấp khi về già, cũng như được hưởng chế độ BHYT.  
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Nhận Bảo hiểm xã hội một lần: Thiệt thòi lớn cho người lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO