Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo được đặt tên cho đường phố Hà Nội

Kim Thoa 11:07 17/03/2023

UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 287/QĐ-UBND về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường phố trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó có việc đặt tên nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo cho một phố thuộc quận Cầu Giấy.

28cd9705f11b2c45750a.jpg
Vĩnh Bảo (người sát bên phải Bác Hồ) và Đoàn thiếu nhi nghệ thuật ở ATK - Việt Bắc năm 1950 (ảnh: Hanoimoi)

Hà Nội có nhiều đường phố mang tên các nhạc sĩ như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Huy Du, Trịnh Công Sơn. Không có nhạc sĩ nào “ít tuổi” như Nguyễn Vĩnh Bảo.

Tuyến phố Nguyễn Vĩnh Bảo cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Bá Khoản, đối diện ngõ 99 Nguyễn Khang (cạnh số 15 lô 4E) đến ngã ba giao cắt tại TDP26 - phường Trung Hòa. Dài: 570m; rộng 11,5m (lòng đường: 7,5m, vỉa hè mỗi bên 2m) Đường thảm nhựa asphan, có vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng.

Đường thuộc địa bàn phường Trung Hòa, đi qua công viên Trung Yên số 2; Trường liên cấp Archimedes. Dân cư sinh sống ổn định 47 hộ với 190 nhân khẩu, có nhiều ý kiến cử tri đề xuất.

Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 31-5-1936 tại quê nhãn Hưng Yên. Tháng 2-1947, mới 11 tuổi Vĩnh Bảo đã cùng hai anh Vĩnh Long - Vĩnh Cát tham gia Đoàn Thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước - tên do Bác Hồ đặt. Cả đoàn vừa học âm nhạc, hát, múa vừa học văn hóa, vừa tự chăn gà lợn, trồng sắn, rau muống. Tự cung tự cấp chứ không được cấp phát gì. Sống hoàn toàn như một đơn vị bộ đội thời chiến. Các nhạc sĩ sáng tác, biên đạo múa tự biên soạn để các em tự diễn cho các đơn vị bộ đội, cán bộ nhân dân trong An toàn khu (thuộc các tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên) xem. Có một bức ảnh lịch sử chụp Vĩnh Bảo đứng cạnh Bác Hồ sau khi biểu diễn chào mừng nhân dịp Bác 60 tuổi.

Năm 1961, ông được tuyển chọn sang học tại Nhạc viện Kiev-Ukraina; cuối năm 1964, ông về nước, công tác tại Vụ Âm nhạc và múa - Bộ Văn hóa. Cuối năm 1965, ông xung phong vào chiến trường miền Nam (đi B) với biệt danh Bảo Vinh, vượt Trường Sơn vào căn cứ Tây Ninh, làm nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cho Đoàn Văn công Giải phóng.

Sau đó, ông Nguyễn Vĩnh Bảo xin vào công tác tại đất thép Củ Chi. Ông hy sinh ngày 4.6.1967, sau khi hoàn thành chuyến công tác dài ngày, đang trên đường trở về căn cứ để nhận nhiệm vụ mới: Phụ trách Đoàn ca múa Giải phóng.

31 tuổi đời, ông đã có 16 năm tuổi Đoàn, 7 năm tuổi Đảng, hơn 20 năm phục vụ cách mạng, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3.

Ông là Hội viên Hội nhạc sĩ Việt nam từ năm 1960. Năm 2014, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo được đặt tên cho đường phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO