Sân khấu - Điện ảnh

Nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” lần 2: Hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng, mới mẻ

Hoài Nam 25/02/2025 20:50

Đợt công diễn lần 2 của “Giấc mơ Chí Phèo” hứa hẹn tiếp tục làm say lòng khán giả và ghi dấu một bước tiến quan trọng cho nhạc kịch Việt Nam. Đây không chỉ là một vở diễn, mà còn là giấc mơ lớn của những người yêu nghệ thuật – một giấc mơ đưa nhạc kịch Việt vươn tầm quốc tế.

Sau thành công vang dội của lần công diễn đầu tiên, dự án nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” chính thức trở lại với khán giả trong đợt công diễn lần 2 vào ngày 3/3/2025 tại Nhà hát Hồ Gươm.

Mở ra cơ hội đưa nhạc kịch Việt Nam ra thế giới

Lần này, vở diễn không chỉ phục vụ khán giả trong nước mà còn có sự tham gia của đông đảo khách mời quốc tế, khẳng định sức hấp dẫn của vở nhạc kịch Broadway cảm tác từ văn học Việt, với yếu tố made in Vietnam 100% từ mọi phương diện.

Trước đó, sau đợt công diễn đầu tiên, “Giấc mơ Chí Phèo” đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình, mở ra cơ hội đưa nhạc kịch Việt Nam bước ra sân khấu quốc tế.

20240918-177.jpg

Điểm mới đáng chú ý của “Giấc mơ Chí Phèo” trong lần công diễn thứ 2 này là toàn bộ vở diễn sẽ được hỗ trợ phụ đề dịch sang tiếng anh. Đây là bước đi quan trọng nhằm quảng bá văn hóa và nghệ thuật sân khấu Việt Nam ra toàn cầu, để mở rộng phạm vi tiếp cận và giúp khán giả quốc tế dễ dàng hòa mình vào câu chuyện của “Giấc mơ Chí Phèo”, đồng thời giúp du khách nước ngoài có cơ hội thưởng thức một tác phẩm nhạc kịch đậm đà bản sắc Việt Nam nhưng mang hơi thở Broadway hiện đại.

Đáng kể, “Giấc mơ Chí Phèo” trong lần công diễn này, không gian sân khấu được đầu tư hơn nữa và nâng cấp với hệ thống ánh sáng, âm thanh mang lại trải nghiệm nghệ thuật đỉnh cao. Ekip thực hiện tiếp tục hoàn chỉnh và sáng tạo thêm nhiều chi tiết nhằm nâng cao trải nghiệm cảm xúc cho khán giả. Một câu chuyện quen thuộc nhưng đầy sáng tạo với âm nhạc và biên đạo là linh hồn của vở diễn.

20240918-404.jpg

Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học kinh điển Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, vở nhạc kịch mang đến một góc nhìn mới về nhân vật Chí Phèo – từ một kẻ bị tha hóa bởi xã hội đến một con người có những giấc mơ đầy cảm xúc. Sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn, nhạc kịch Broadway và nghệ thuật sân khấu đương đại giúp vở diễn tiếp cận nhiều đối tượng khán giả hơn, từ người yêu văn học đến những tín đồ của nhạc kịch hiện đại.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai nhấn mạnh: “Những vở nhạc kịch như “Giấc mơ Chí Phèo” không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, du lịch và thương mại Việt Nam ra thế giới".

Một trải nghiệm cảm xúc toàn diện

Với lần công diễn thứ 2 của “Giấc mơ Chí Phèo”, Nhạc sĩ Dương Cầm tiếp tục thể hiện tài năng khi sáng tác toàn bộ 19 ca khúc dành riêng cho vở kịch. Những bài hát như Mơ, Đời như này thích nhỉ không chỉ mang màu sắc Broadway mà còn giữ được âm hưởng truyền thống Việt Nam, tạo nên sự giao thoa độc đáo trong âm nhạc. Bên cạnh đó, phần biên đạo do Linh 3T thực hiện tiếp tục là điểm nhấn, mang lại những màn trình diễn giàu cảm xúc và kỹ thuật. Đặc biệt, cảnh múa Hình và bóng đã gây ấn tượng mạnh trong đợt công diễn đầu tiên, và lần này sẽ được nâng cấp với nhiều chuyển động tinh tế hơn để tạo ra sự thăng hoa nghệ thuật.

20240918-447.jpg

"Tôi hy vọng “Giấc mơ Chí Phèo” sẽ mang đến cho khán giả không chỉ là một tác phẩm âm nhạc, mà là một trải nghiệm cảm xúc toàn diện. Việc kết hợp giữa nhạc kịch Broadway và chất liệu dân gian Việt Nam mang lại một màu sắc mới mẻ, vừa hiện đại nhưng lại không mất đi bản sắc dân tộc. Những ca khúc trong vở kịch đã được chúng tôi dày công sáng tác, mang đến cho khán giả cảm giác như được lạc vào một không gian đầy ắp những khát vọng và những giấc mơ".

Nhạc sĩ Dương Cầm

Tương tự, Biên đạo Linh 3T chia sẻ: "Biên đạo trong “Giấc mơ Chí Phèo” không chỉ là những động tác thể hiện câu chuyện, mà còn là ngôn ngữ của cảm xúc. Mỗi động tác múa đều được xây dựng để phản ánh rõ nét những biến đổi trong tâm hồn nhân vật, từ những giấc mơ vĩ đại đến những khoảnh khắc đau đớn, tuyệt vọng. Lần này, tôi đã đầu tư vào việc tạo ra nhiều chuyển động tinh tế hơn, mang lại cho khán giả những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc hơn về cảm xúc của nhân vật".

3-1-.jpg

Nhiều khán giả sau khi xem công diễn “Giấc mơ Chí Phèo” đã không ngừng dành lời khen ngợi cho vở nhạc kịch này.

Đơn cử, khán giả Mai Lan cho biết, vở nhạc kịch này thực sự mang đến một trải nghiệm mới lạ. Âm nhạc tuyệt vời, múa cũng rất ấn tượng, đặc biệt là cảnh Hình và bóng, tôi đã cảm nhận rất rõ sự đấu tranh nội tâm của nhân vật.

img_6687-1-.jpg

Một khán giả khác (Tuấn Anh) nhận xét: "Đây là một tác phẩm tuyệt vời, âm nhạc mang đậm phong cách Broadway nhưng vẫn giữ được âm hưởng Việt Nam. Tôi thật sự được hòa mình vào câu chuyện một cách sâu sắc”.

"Nhạc kịch đang ngày càng trở thành xu hướng tại Việt Nam. Những câu chuyện kinh điển của văn học Việt hoàn toàn có thể được tái hiện trên sân khấu nhạc kịch theo cách thức hiện đại và hấp dẫn hơn".

Biên kịch Đinh Tiến Dũng chia sẻ

“Giấc mơ Chí Phèo” không chỉ là một tác phẩm nhạc kịch giải trí mà còn là một dấu ấn quan trọng trong việc phát triển thị trường nhạc kịch tại Việt Nam./.

Thông tin về đợt công diễn lần 2 của Giấc mơ Chí Phéo

Thời gian: Thứ 2, ngày 3/3/2025

Địa điểm: Nhà hát Hồ Gươm

Hình thức vé: Vé đặt trước tại kênh Fanpage chính thức hoặc mua trực tiếp qua hotline 096 298 98 56

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” lần 2: Hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng, mới mẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO