Nhạc kịch 4 tỷ của Hoàng Hà Tùng

Miên Thảo| 13/07/2017 09:11

Giới yêu nghệ thuật đang chờ đợi được thưởng thức nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ” sẽ diễn ra vào ngày 22 và 23/7/2017, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Sở dĩ vở nhạc kịch này được mong chờ như thế không chỉ vì đề tài hấp dẫn, hay thể loại nhạc kịch đang được công chúng quan tâm mà còn vì hồi hộp xem họa sĩ Hoàng Hà Tùng lần đầu “chính danh” viết kịch bản cũng như làm tổng đạo diễn cho nhạc kịch sẽ đem đến những bất ngờ thú vị gì như khi ông cầm cọ sáng tạo những tác phẩm hội họa?

Không chỉ là chuyện của gió, mưa…

Họa sĩ, NSƯT Hoàng Hà Tùng bảo rằng đề tài mà vở nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ” đề cập đến nhiều người tưởng là đề tài “xưa như trái đất”… Không phải sao khi trong ba màn, sáu cảnh của vở nhạc kịch với thời lượng khoảng 2 tiếng rưỡi đều diễn ra trên một con thuyền đang trôi trên sông? Tiếp đó, các nhân vật cũng rất cũ kỹ khi là vua, hoàng hậu, phi tần, hoàng tử. Rồi thì, chuyện họ bàn luận vẫn là chuyện của đất, trời, của sông, gió, mưa?

Nhạc kịch 4 tỷ của Hoàng Hà Tùng
Một cảnh trong vở nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ”
Ấy vậy mà từ những gì rất quen thuộc đó “Chuyện của dòng sông đỏ” luôn có nhiều mới lạ. Cũng là vua, hoàng hậu, phi tần, các hoàng tử (do các nghệ sĩ Tấn Minh, Thanh Thanh Hiền, Lô Thủy, Khánh Linh, Hoàng Bách, Đình Tùng, Tùng Dương đảm nhiệm) nhưng các nhân vật được xây dựng rất gần gũi, rất đời. Chẳng hạn, vua vẫn đội mũ cao, mặc áo hoàng bào, đi hia nhưng không phải là những chất liệu gấm vóc, lụa là được gắn trang kim lấp loáng mà là bộ trang phục được thiết kế từ chất liệu vải thô với những cách điệu đầy tính thẩm mỹ có thể biến màu theo ánh sáng. Và vua, hoàng tử, hoàng hậu không nói bằng những ngôn ngữ quá cổ kính, sáo rỗng, mỹ miều cùng động tác khuôn mẫu. Trái lại, vua chính là người chèo thuyền, sẽ hát nhạc đương đại – bài hát “Dòng sông sắc đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường và hoàng hậu, phi tần, các hoàng tử sẽ hát những “Mắt tằm”, “Con lắc” (Trọng Đài); “Bay đi”, “Cỏ gà” (Lưu Hà An); “Bến có còn sông” (Nguyễn Cường), “Con sông tình yêu” (Giáng Son)… Thêm nữa, trái với lệ thường, hoàng hậu, phi tần không đứng ngoài cuộc mà cũng tham gia bàn chuyện chống bão giông cùng vua, hoàng tử với bao trăn trở: Có phải dòng sông bao giờ cũng bình yên? Có phải trời bao giờ cũng mãi xanh? Có phải người bao giờ cũng mãi vui? Và, ở đó cũng có chuyện nhường ngôi nhưng không theo lẽ thường là những tranh giành, mưu mô huynh đệ tương tàn mà lại êm ái trong tiếng hát ru của người mẹ: “Con ta thơ dại/ cơm chưa đủ ăn/ mặc chưa đủ ấm… Con ơi hãy sống nên người”.

Giữa dòng chảy âm nhạc đương đại ấy, NSƯT Thu Huyền (vai tổng quản) sẽ dẫn chuyện bằng những làn điệu chèo đằm thắm, thướt tha; Tùng Dương phiêu với những vũ đạo “Diên hồng”, “Vó ngựa đường xa”… Cộng hưởng vào đó là không gian sông nước sẽ được sân khấu hóa hiện đại bằng ánh sáng, màn hình led với nhiều sức gợi mà vẫn giữ được vẻ đẹp của sông nước Việt Nam. Cứ thế, sắc màu truyền thống được kết hợp tinh tế, hài hoà cùng sắc màu đương đại, tạo nên vẻ quyến rũ rất riêng của “Chuyện của dòng sông đỏ”.

Dự án nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ” đã được NSƯT Hoàng Hà Tùng nung nấu suốt 5 năm qua. Ông kể rằng, trước đó, ông đã định thực hiện tại nơi ông công tác nhưng vì phía lãnh đạo nhà hát lại muốn giao tổng đạo diễn vở nhạc kịch cho người khác nên ông rút lại. Dịp này, dự án được thực hiện với sự phối hợp của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.

“Còn rất nhiều ý tưởng sáng tạo về một đêm diễn operetta được tôi ấp ủ suốt năm năm qua đều được đưa vào “Chuyện của dòng sông đỏ”. Với tôi, mỗi tác phẩm nghệ thuật luôn luôn phải có được sự tươi mới, khác biệt mang dấu ấn cá nhân từ những miệt mài sáng tạo. Thường thì tôi vẫn thấy các chương trình khác thường lấy tên một chủ đề rồi lấy các bài hát cũ kết nối với nhau thành một chương trình, kể cả các liveshow. Còn “Chuyện của dòng sông đỏ” là 1 chương trình hoàn toàn mới với những bài hát mới, điệu múa mới được kể theo một kết cấu mới trên nền âm nhạc mang dấu ấn riêng của từng nhạc sĩ được viết đo ni, đóng giày cho các ca sĩ trong các nhân vật khác nhau. Những bài hát này đều được các nhạc sĩ sáng tác từ những gợi ý của tôi, thậm chí hai bài “Con lắc” và “Mắt tằm” tôi trực tiếp viết lời, nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc. Các bài hát này mang âm hưởng, kết cấu của âm nhạc hiện đại, không quá dài dòng về lời mà vẫn tạo ra được không gian âm nhạc sâu lắng, gợi mở. Chẳng hạn như bài “Mắt tằm” với những lời hát: “Dòng sông còn mải yêu/ em giờ đây xa quá/ xa như trời xanh xanh/ bãi dâu tím chiều nay/ in trùng khơi…” vẫn có thể khiến khán giả tưởng tượng ra không gian sâu thẳm của tình yêu. Và đằm sâu trong đó là những hình ảnh ẩn dụ - như “mắt tằm” chính là hình tượng người nghệ sĩ rút ruột nhả tơ. Bằng ngôn ngữ hiện đại ấy, câu chuyện tôi muốn kể rất nhẹ nhàng, không nặng tính xung đột, tính cách nhân vật – câu chuyện về dòng sông quê mẹ có nắng mưa, bão giông mà đằm sâu trong đó là tình người, tính nhân văn cũng như triết lý về nhân tình thế thái, về số phận con người trong dòng chảy thao thiết của xã hội, lịch sử…” – NSƯT Hoàng Hà Tùng chia sẻ.

Đam mê không dứt

Dù lịch làm việc ken dày cả ngày nhưng NSƯT Hoàng Hà Tùng vẫn dành cho tôi cuộc gặp gỡ - dù không dài nhưng cũng đủ để cho tôi cảm nhận và lý giải được vì sao máu lửa nghệ thuật trong ông lúc nào cũng bùng cháy mãnh liệt như thế. 

Vẫn phong cách thời trang “có một không hai”, Hoàng Hà Tùng đội mũ vải gắn sao, mặc quần áo yếm hoa lá và ông vẫn bắt đầu câu chuyện bằng tất cả niềm say mê không dứt. Không đợi người gặp muốn hỏi gì, Hoàng Hà Tùng đã giãi bày ngay vì sao lần này ông dựng nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ”, vở nhạc kịch này sẽ có gì mới – “phải mới, phải khác biệt thì mới là Hoàng Hà Tùng”- Ông khẳng định chắc như đinh!

Hỏi chuyện kinh phí dàn dựng lên đến 4 tỷ từ nguồn xã hội hóa cho vở nhạc kịch, Hoàng Hà Tùng vừa gật đầu xác nhận thì đã gạt phắt ngay. Ông cao giọng bảo không thích lôi chuyện tiền nong ra để câu khách vì ông quan niệm rằng, đã là niềm yêu thích, là những ấp ủ thì tự bản thân phải chuẩn bị những điều kiện không chỉ cần và đủ mà còn phải thật tốt, để biến nó thành hiện thực. Với dự án nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ” mà ông đang làm cũng như thế. Là 4 tỷ hay bao nhiêu tỷ không quan trọng mà quan trọng là số tiền lớn ấy đã được đầu tư hiệu quả cho các ê kíp sáng tạo chưa để khán giả được thăng hoa cùng nghệ thuật chưa?

Nhưng, liền sau đó, họa sĩ trầm giọng bày tỏ nỗi lo… “không của riêng ai”, trong tình hình sân khấu nước nhà đầy khó khăn như hiện nay – đó là khán giả. Ông bảo rằng, ông thực sự lo chuyện khán giả không đến rạp vì lâu nay khán giả không còn hào hứng với sân khấu. Theo Hoàng Hà Tùng, sở dĩ sân khấu lâm vào tình trạng này không phải vì khán giả quay lưng lại với sân khấu mà vì sân khấu vẫn quá kỹ, tẻ nhạt, không bắt kịp với đời sống. Nhiều khi các nhà hát dựng vở chỉ là đủ kịch mục do nhà nước khoán trong năm chứ không phải vì khán giả cần gì, muốn gì. Không thể đem sân khấu của 20 năm trước để phục vụ cho khán giả hôm nay. Dần dà, khán giả mất thói quen đến rạp hoặc có đến thì là bằng vé mời chứ rất ít người tự nguyện bỏ tiền túi ra mua vé. 

Vậy nhưng, chính nỗi khốn khó trăm bề ấy của sân khấu lại thôi thúc Hoàng Hà Tùng nhập cuộc. Ông suy tư rằng, phải chăng, đã đến lúc, nên đưa cho khán giả món ăn mới. Ông muốn khán giả thấy được sân khấu luôn có nhiều mới lạ, hấp dẫn; vẫn có thể làm say đắm lòng người qua những sáng tạo, những cống hiến không biên giới của người nghệ sĩ. Và ông đặc biệt nhắm đến khán giả trẻ - vì theo ông đấy mới là nguồn sống của sân khấu tương lai. Thế nên, Hoàng Hà Tùng đã dồn biết bao tâm sức sáng tạo cũng như nguồn lực tài chính vào vở nhạc kịch này, với mục đích có thể góp phần giúp điều gì đó cho sân khấu chứ không đơn thuần là một cuộc chơi…

“Bữa tiệc nghệ thuật đã được chúng tôi chuẩn bị chu đáo và bày ra thịnh soạn. Chỉ còn chờ đợi khán giả hãy gạt bỏ tâm lý lâu nay về sân khấu và đến với bữa tiệc này, sau đó khen hay chê chúng tôi đều đón nhận.” – NSƯT Hoàng Hà Tùng nói.

Đã chuẩn bị để đến phòng thu âm cho kịp giờ nhưng NSƯT Hoàng Hà Tùng vẫn không dứt được câu chuyện. Hoàng Hà Tùng là thế, với nghệ thuật – mãi mãi trong ông là những sáng tạo của niềm đam mê không dứt... 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Nhạc kịch 4 tỷ của Hoàng Hà Tùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO