Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Hanoimoi| 04/07/2022 07:42

Đang ngày càng có nhiều nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử. Hànộimới Cuối tuần xin giới thiệu một số ý kiến trước câu hỏi “Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?”.

PGS.TS Trương Đăng Dung:

Tác phẩm văn học có thể trở thành đối tượng hiện hữu của lịch sử văn học

Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Quá khứ như là dữ kiện lịch sử không thể làm lại đúng như thực tế của nó, cho dù nhà sử học phân tích, hệ thống hóa các cứ liệu một cách tỉ mỉ. Trong công trình lịch sử của nhà sử học, sự thật hay sự kiện lịch sử chỉ có thể “phục chế”, nỗ lực của nhà sử học chỉ có thể làm cho cái một thời từng là sự thật trở nên có thể tin được mà thôi. Đối tượng của sử học đã bị thời gian nuốt mất. Trong khi đó, những tác phẩm văn học có thể hiện diện, trở thành đối tượng hiện hữu của lịch sử văn học. Chính sự khác nhau này dẫn đến việc ứng xử với dữ kiện lịch sử và dữ liệu văn chương khác nhau. Tác phẩm văn học là một cấu trúc đang chờ được giải mã, cái cấu trúc ẩn chứa sự thông báo mà quá trình khám phá ra nó thì nghĩa (cái được biểu đạt) và cái biểu đạt đều phải được chú ý như nhau.

Đối tượng của lịch sử, như tôi nói, đã bị thời gian nuốt chửng. Cái mà chúng ta gọi là lịch sử chỉ là nỗ lực của nhà sử học mà thôi. Lukács Gyorgy, trong nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử luôn nhấn mạnh, lịch sử có mối liên hệ với điều gì đó ở hiện tại của con người. Việc đánh thức quá khứ chính là đánh thức cái tiền sử của hiện tại. Văn học là sự tự thể hiện của con người, do vậy khi nối kết vào lịch sử, văn học viết về lịch sử đã phô bày chính câu chuyện của thực tại mà họ đang sống. Theo Lukács, cảm thức lịch sử là yếu tố quan trọng làm xuất hiện tiểu thuyết lịch sử.

Nhà văn Phùng Văn Khai, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội:
Giá trị nhân văn cốt lõi vẫn là điều cuối cùng mà văn chương hướng đến

Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Lịch sử - quá khứ đôi lúc tỏ ra khắc nghiệt với (không chỉ) nhà văn khi ẩn giấu những điều rất khó nắm bắt, khó hình dung, chưa nói tới việc có thể xác thực hoặc kiểm chứng hay không. Nhà văn bắt đầu từ đâu, viết cái gì, hư cấu thế nào, hư cấu đến đâu..., tất cả đều là thử thách không dễ vượt qua. Là người viết tiểu thuyết lịch sử, tôi hiểu điều đó.

Do vậy, trong khả năng cao nhất của mình, nhà văn cần cố gắng để yếu tố lịch sử mà mình tiếp cận, sử dụng đem lại cho cộng đồng đọc những giá trị hữu ích, cả về tri thức lịch sử và hàm lượng nghệ thuật, thẩm mỹ. Như thế, một câu chuyện được đặt ra chính là ý thức, tư cách công dân, nhà văn - nghệ sĩ trong việc tiếp cận, thể hiện nghệ thuật về đề tài lịch sử. Một điều quan trọng nữa, dù viết thế nào, giá trị nhân văn cốt lõi vẫn là điều cuối cùng mà văn chương hướng đến. Cuộc sống đang mở ra các cơ hội cho nhà văn, nhưng sự thực, văn chương của chúng ta đang thiếu những nhân vật có thể song hành cùng với lịch sử.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải:
Quá khứ lẫn hiện tại đều đòi hỏi hậu thế phải giải mã lịch sử

Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Tại sao nhà văn viết về lịch sử? Trước hết là do đòi hỏi của chính lịch sử và cũng là đòi hỏi của công chúng đương đại. Nghĩa là cả quá khứ lẫn hiện tại đều đòi hỏi hậu thế phải giải mã lịch sử. Vì rằng, những gì được ghi chép trong chính sử, đôi khi chỉ là những ký hiệu của thông tin chứ chưa hẳn là thông tin. Vì vậy, cần có người giải mã. Thiên chức ấy thuộc về các nhà văn. Do đó xuất hiện một lớp nhà văn viết về đề tài lịch sử để đáp ứng yêu cầu của lịch sử và công chúng đương đại.

Việc triệu hồi lịch sử là để lớp hậu thế đối thoại với các bậc tiên hiền, các bậc anh hùng cái thế đã làm rạng vẻ giống nòi, ngõ hầu học được gương sáng của tiền nhân. Nếu nhà văn do tâm trí u mê lại triệu về lũ ma vương, ác quỷ, tức là triệu về những bóng ma lịch sử, thì tác hại do văn chương đem lại là khôn lường.

Triệu hồi lịch sử còn nhằm mục đích giúp công chúng và nhà cầm quyền hiểu được lịch sử của dân tộc mình. Bởi lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng vậy, nó không chỉ có vinh quang mà còn có biết bao cay đắng. Nếu dân tộc nào biết rút ra từ lịch sử của dân tộc mình những bài học thì dân tộc đó có trí khôn và sức mạnh gấp đôi.

Nhà văn Đinh Phương:
Vượt lên trên mối dây giữa lịch sử và văn học bằng tài năng và bản lĩnh của nhà văn

Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Với tôi, văn học viết về lịch sử cũng bình đẳng như văn học viết về các đề tài khác như chiến tranh, công nhân, miền núi... Viết thế nào thì viết, vấn đề chốt lại là phải hay, cuốn hút. Người viết có thể chọn viết theo hướng dã sử, chính sử hoặc kết hợp cả hai. Còn với người đọc, họ cần đọc văn học lịch sử như một thể loại hư cấu hoàn toàn. Cần nhìn nhận nó trong cảm quan sáng tạo của nhà văn chứ không chỉ nhăm nhăm soi xem nhân vật A trong tiểu thuyết, truyện ngắn có giống với nhân vật A trong chính sử hay không. Cái giống trăm phần trăm nhân vật lịch sử nhiều lúc chưa chắc đã hay, mà khác đi chưa chắc đã dở.

Nói thế để thấy mối dây nhùng nhằng giữa lịch sử và văn học ở ta bao năm nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, cứ thi thoảng lại được khơi lên... rồi để đấy. Bởi bản chất lịch sử là cái thực; văn học là cái hư: Chọn nghiêng về hướng nào cũng đầy rẫy hiểm nguy. Nhưng sau cùng, trên tất cả mọi điều vẫn là tài năng, bản lĩnh của nhà văn.

Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa:
Lịch sử qua lăng kính văn chương để lại nỗi ám ảnh khó quên

Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?

Tôi từng là một người rất... ngán lịch sử, như đa số học sinh vẫn học vẹt môn lịch sử trong chương trình phổ thông. Chính văn chương thay đổi tôi.

Nhớ lần đầu tiên đọc được một truyện ngắn lịch sử, tôi đã lặng đi, ngơ ngác tự hỏi mình: Sao lịch sử lại hay đến vậy? Sao cũng một con người, một sự kiện ấy nhưng qua lăng kính văn chương lại ám ảnh, khó quên đến vậy? Tôi viết về lịch sử chính là mong tiếp nối nỗi ám ảnh ấy. Lịch sử là vùng đất càng đi càng dễ lạc. Viết về lịch sử, tôi chỉ dám men theo ám ảnh của chính mình để gắng “họa” lại bức tranh về những phận người. Lịch sử nhìn từ bi kịch cá nhân, với tôi, có sức hút đặc biệt. Đất Ninh Thuận nơi tôi sống, điểm giao rõ rệt của hai nền văn hóa Chăm - Việt, cũng có thể coi là một “mỏ quặng” lịch sử giàu tiềm năng. Về lâu dài, tôi luôn mong có thể chạm được cánh cổng kho tàng này, bằng “đôi hài” văn học sử.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nhà văn triệu hồi lịch sử để làm gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO