Văn học - Nghệ thuật

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời

Yến Ly 06/07/2023 15:47

Sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer's và sức khỏe tuổi già, sáng ngày 6/7/2023, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã ra đi mãi mãi, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng bạn văn và độc giả cả nước. 

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Bà là thế hệ đầu tiên theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du (1979), từng tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), là ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III và IV. Sau này, bà sinh sống tại Huế cùng chồng và gia đình. Bà từng là phóng viên, biên tập viên Tạp chí Sông Hương (Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế).

hoang-phu-ngoc-tuong.jpg
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ lúc sinh thời. 

Bà đã giành được nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 1999. Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh và ấn hành tại Mỹ.

Lúc sinh thời, bà từng chia sẻ rằng bà làm thơ từ lúc mới lên 9 tuổi. Và năm 10 tuổi, bà đã có tập thơ đầu tiên với khoảng 40 bài. Nhưng do chiến tranh nên tập thơ đó đã bị thất lạc.

Các tác phẩm chính của bà gồm có: Trái tim sinh nở (thơ, 1974); Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983); Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984); Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987); Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987); Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989); Mẹ và con (thơ, 1994); Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998); Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007).

Trong sự nghiệp văn chương của bà, các bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời – hố bom đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông nhà trường.

Ngày 27/10/1973, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ kết hôn với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một cây viết nổi tiếng trong làng văn. Họ là cặp đôi đặc biệt trong giới không chỉ vì chung tình yêu văn chương mà còn vì cả hai đều được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007./.

Bài liên quan
  • Mỹ Dạ, khám phá chính mình
    Năm 1973, khi kết thúc cuộc thi thơ trên tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Giám khảo đã tặng đồng giải Nhất cho bốn tác giả đều đang tuổi thanh niên. Ba tác giả nam đều là bộ đội, đang ở chiến trường B (miền Nam): Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm và một tác giả nữ, Lâm Thị Mỹ Dạ thì cũng ở tuyến lửa ác liệt nhất miền Bắc, Quảng Bình.
(0) Bình luận
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
  • Mời cộng tác ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025
    Kính gửi các văn nghệ sĩ, cộng tác viên và bạn đọc gần xa!
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO