Nhà thám hiểm bị lãng quên- Slawomir Mrozek

Lê Bá Thự dịch| 07/04/2020 09:29

Ngày nay không còn ai nhớ đến thuyền trưởng Lewandowski, mặc dầu ông là một trong những người đầu tiên đã khám phá ra không chỉ Bắc cực, mà cả  Nam cực. Các nhà thám hiểm khác như Amundsen, Nobile, Peary hay Byrd đều đã đi vào lịch sử, còn Lewandowski thì không.

Nguyên nhân của sự lãng quên này có thể là do một học thuyết kì cục mà Lewandowski đã suốt đời bênh vực. Khi phát hiện ra Bắc cực, Lewandowski khẳng định rằng, đó hoàn toàn không phải là Bắc cực mà là Nam cực nằm ở phía bắc do đã có một sự trục trặc nào đó trong tự nhiên. Tất nhiên ông đã gặp ngay một lập luận nói rằng, nếu có một cực nào đó ở Bắc, thì đương nhiên nó là Bắc cực chứ sao. Tuy nhiên học thuyết của Lewandowski là học thuyết theo triết lý Platon, nghĩa là bắt nguồn từ giả thuyết duy tâm cho rằng, tên gọi là sự thật của sự vật, chứ không phải sự vật là sự thật của tên gọi. Giả thuyết duy tâm đó bị khoa học bác bỏ từ lâu, khiến Lewandowski đã không còn làm gì được nữa.

Tuy nhiên ông không chịu thua cuộc. Phớt lờ những lý lẽ của những người theo chủ nghĩa hiện thực, ông chứng minh một cách lô gích rằng, một khi Cực do ông phát hiện ở phía bắc là cực Nam thì Bắc cực phải nằm ở phía Nam. Khi người ta cứ tiếp tục chế nhạo, ông đã dùng thử nghiệm bênh vực quan điểm của mình là quan điểm chính xác về lô gích, song do tiền đề sai nên là điên rồ. Vượt qua vô vàn khó khăn, ông đã tới được Nam cực, sau đó ông tuyên bố rằng, ở đây ông đã phát hiện ra Bắc cực. Được hỏi, làm thế nào để phân biệt được Bắc cực nội tại với Nam cực nội tại, bất luận  cực nào nằm ở Bắc, cực nào nằm ở Nam, ông ta trả lời: “Tôi cảm nhận điều đó”.

Câu trả lời này, một câu trả lời thật là chủ quan đến vô lý đã kết liễu số phận của ông. Người ta coi ông là một kẻ cuồng si bệnh hoạn, và không còn để ý đến ông nữa. Ông đã qua đời trong sự lãng quên cho tới tận ngày nay.

Tại sao bây giờ ta lại nhắc tới Lewandowski? Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, hành tinh của chúng ta đang có gì đó bất ổn. Không một ai hài lòng với tiến trình và sự vận hành của các vấn đề trái đất của chúng ta. Vậy thì có lẽ học thuyết nhầm hai cực của nhà thám hiểm, thuyền trưởng Lewandowski đáng được xem xét lại. 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thám hiểm bị lãng quên- Slawomir Mrozek
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO