Nhà điêu khắc Đào Châu Hải: Làm nghệ thuật không nên nghĩ nhiều về hiệu quả vật chất

Hanoimoi| 20/06/2022 09:36

Nhà điêu khắc Đào Châu Hải sinh năm 1955. Ông là một trong 70 nghệ sĩ quốc tế tham gia triển lãm Berlin Bienale vào tháng 6 này. Đây là triển lãm nghệ thuật nhằm khuyến khích những nghệ sĩ có con đường sáng tạo đặc biệt, được tổ chức 2 năm một lần tại Đức. Ông cũng là người dành nhiều sự quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ các nhà điêu khắc trẻ.

Nhà điêu khắc Đào Châu Hải: Làm nghệ thuật không nên nghĩ nhiều về hiệu quả vật chất

- Thưa nhà điêu khắc Đào Châu Hải, trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã đạt được những thành tựu nhất định với nhiều chất liệu khác nhau. Ông nghĩ sao về việc trải nghiệm, thử thách khả năng sáng tác trên nhiều chất liệu?

- Tôi làm điêu khắc với nhiều chất liệu khác nhau như đồng, kim loại, gỗ, đá và một số chất liệu mang tính tổng hợp khác. Tôi cho rằng người làm điêu khắc chuyên nghiệp phải có nhiều trải nghiệm với những chất liệu khác nhau. Như vậy thì mới tạo ra cho mình nhiều cảm xúc về vật chất. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tôi cố gắng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ khác nhau, ví dụ như dùng máy tự động, máy cắt kim loại, máy cắt đá, xẻ đá... Đối với tôi, thao tác cũng như thực hành nghệ thuật, làm thủ công hay làm với sự hỗ trợ của máy móc thì sẽ tạo ra ngôn ngữ biểu hiện khác biệt.

- Ông là người chuyên tâm khai thác triệt để chất liệu. Việc ứng dụng máy móc có làm thay đổi ý tưởng ban đầu của ông?

- Không! Nó không thể thay đổi được ý tưởng nghệ thuật mà chỉ thay đổi hình thức biểu hiện. Thay đổi hình thức biểu hiện nghệ thuật là điều tôi mong muốn. Nếu chúng ta thay đổi hình thức biểu hiện nghệ thuật, có nghĩa là chúng ta tìm được nhiều hình thức ngôn ngữ điêu khắc.

Tôi không đi tìm một khuynh hướng hay phong cách cụ thể nào đấy. Tôi làm tất cả những gì mà lộ trình phát triển nghề nghiệp của cá nhân tôi dẫn dắt, ví dụ từ hiện thực đến trừu tượng, lập thể, tối giản. Tôi không quan trọng tên gọi, lộ trình phát triển tự nhiên đưa tôi đến đâu thì tôi sẽ đến đấy.

- Một số người nhận định: Đào Châu Hải không quá quan tâm đến yếu tố thị trường trong sáng tạo nghệ thuật. Thời gian này ông sống như thế nào?

- Tôi nghĩ rằng làm nghệ thuật thì không cần thiết, không nhất định và cũng không nên nghĩ về hiệu quả vật chất của nó. Thật may mắn khi tôi ý thức được điều đó ngay từ đầu. Điều đó mang đến cho tôi tự do. Tôi theo đuổi quan điểm là làm sao mình được tự do thể hiện nhất trên con đường thực hành nghệ thuật. Tôi không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì.

- Nhưng có vẻ ông lại rất quan tâm đến những nhà sáng tạo trẻ, đến đời sống của điêu khắc hiện nay?

- Trong lộ trình phát triển của điêu khắc Việt Nam, tôi cố gắng tham gia tạo ra môi trường nghệ thuật, một đội ngũ đồng nghiệp tốt, đặc biệt là với những nhà điêu khắc trẻ. Không có gì hay hơn, thú vị hơn khi ta tạo ra môi trường nghệ thuật, một nhóm đồng nghiệp tốt, có những ý tưởng đột phá trong ngôn ngữ, tư duy. Tôi cũng tham gia cùng mọi người xây dựng được một vài nhóm nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, gọi là nhóm điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn, triển lãm chung 2 năm một lần. Bên cạnh đó là tổ chức workshop, trại sáng tác, tạo ra môi trường nghệ thuật tốt cho điêu khắc Việt Nam đương đại.

- Trong những năm gần đây, tác phẩm điêu khắc hiện diện ở rất nhiều không gian. Theo ông, những người làm điêu khắc đã thực sự có đủ không gian để thể hiện mình?

- So với 20 năm trước thì thế hệ trẻ hôm nay có điều kiện sáng tác tốt hơn. Trong sự phát triển chung của xã hội, đã có rất nhiều cá nhân, tập thể hỗ trợ, tạo ra những không gian mang tính biểu hiện rất lớn. Ở phía Bắc có Flamingo Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc). Trong không gian đó, họ tổ chức được nhiều workshop, trại sáng tác mang tính quốc tế, mời được nhiều nhà điêu khắc tên tuổi của thế giới cùng tham gia, tạo ra những tác phẩm mang tính cộng đồng. Ở đó, công chúng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, không nhất định phải vào các bảo tàng, nhà trưng bày vốn dĩ chật hẹp, hạn chế về mặt không gian.

Trong thành phố Hồ Chí Minh cũng có một số không gian tốt, nhưng nếu so sánh thì quy mô chưa được như Flamingo Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc). Bên cạnh đó, cũng có nhiều trại sáng tác do cả tư nhân và nhà nước tổ chức, tạo ra không gian cho cả hội họa và điêu khắc sáng tạo. Cái chúng ta thiếu bây giờ không phải là vật chất hay điều kiện mà là khát vọng, tình yêu với cuộc sống, với nghệ thuật. Chính điều đó thúc đẩy hành vi thực hành nghệ thuật lớn.

- Nếu như coi nghệ thuật là cuộc phiêu lưu, đã khi nào ông phải hoặc đã nhìn thấy giới hạn của bản thân mình?

- Giới hạn của bản thân mình là thời gian. Tôi mong rằng mình tiếp tục đi trên con đường này thêm 50 năm nữa. Đó là điều thật tuyệt vời. Khát vọng của tôi với nghệ thuật quá lớn, tôi không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.

- Trân trọng cảm ơn nhà điêu khắc Đào Châu Hải!

(0) Bình luận
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” ra mắt độc giả Việt
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết thiếu nhi “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa. Với lối viết hóm hỉnh, tác phẩm chuyển tải tinh thần nữ quyền qua lăng kính thiếu nhi, một hướng tiếp cận hiếm gặp nhưng giàu sức gợi.
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Nhà điêu khắc Đào Châu Hải: Làm nghệ thuật không nên nghĩ nhiều về hiệu quả vật chất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO