Nhà báo với lý luận phê bình sân khấu

Cao Minh| 21/06/2018 01:29

Lâu nay ở nước ta, lý luận phê bình (LLPB) ai cũng biết rằng rất cần, rất quan trọng đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật; nhưng sự quan tâm và đầu tư rất mờ nhạt. Sân khấu Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo. Sân khấu Việt Nam những năm trước còn có những nhà nghiên cứu, LLPB sân khấu có tên tuổi, có tài; những năm gần đây hầu như không có lớp kế cận. Đấy là những người hoạt động chuyên nghiệp của sân khấu. Còn những người hoạt động LLPB sân khấu không chuyên, cụ thể là nhà báo thì sao?

Hiếm những cây bút sắc sảo

Báo chí đóng vai trò quan trọng với sân khấu, đặc biệt trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay. Cách đây khoảng hơn 15 năm, một đạo diễn có tên tuổi đã từng nói, đại ý: “Ngày nay những bộ phim, những vở diễn đều được “chiếu” và “diễn” trên mặt báo”. Câu nói này không sai mà rất đúng với thực trạng điện ảnh và sân khấu nước nhà. Mỗi bộ phim, mỗi vở kịch làm ra, sau khi tổng duyệt được chiếu, được diễn cho các thành phần: quan chức liên quan, người nhà, bạn bè và nhà báo xem; và may mắn lắm ra công chúng được vài buổi, xong thì… cất kho. Công chúng biết đến bộ phim, vở kịch là do những bài báo trên các báo từ Trung ương đến địa phương… Như vậy rõ ràng là công chúng biết đến bộ phim, vở kịch hay hay dở là do bài báo ấy khen hay chê. Và, đứng phía sau bài báo chính là tác giả X, Y, Z; và đó chính là các nhà báo cụ thể của mỗi báo. 

Nhà báo với lý luận phê bình sân khấu
Các nhà hát cần có chiến lược xây dựng thương hiệu qua mối quan hệ với báo chí.
Từ đây có thể thấy rằng tài năng, tri thức, quan điểm của các nhà báo rất quan trọng đối với mỗi bài viết về sân khấu hay điện ảnh. Tổ chức của một cơ quan báo thường bao gồm một số ban như: ban kinh tế, ban xã hội, ban chính trị, ban văn hóa văn nghệ… Phóng viên của các ban được phân công theo dõi những lĩnh vực cụ thể. Như vậy mỗi phóng viên đều có khả năng đi sâu vào lĩnh vực mình được giao, cũng đồng thời ở lĩnh vực đó, nhiều khi nhà báo trở thành những chuyên gia, những cây bút có khả năng lý luận phê bình, khả năng chuyên môn sâu và nổi tiếng… Những điều trên rõ nhất thường ở ban văn hóa văn nghệ. Thực tế đời sống báo chí Việt Nam những năm qua đã cho chúng ta thấy sự hình thành những nhà văn, nhà thơ, nhà LLPB, nhà viết kịch, nhà biên kịch… từ nhà báo.

 Riêng lĩnh vực sân khấu có thể kể một số gương mặt: Nhà báo - nhà viết kịch Trung Đông của báo Nhân dân, nhà báo - nhà văn - nhà viết kịch Nguyễn Hiếu của Đài Tiếng nói Việt Nam, cố nhà báo - nhà phê bình – đạo diễn sân khấu truyền thanh Vũ Hà của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo - nhà viết kịch Lê Quý Hiền của báo Sức khỏe và Đời sống, nhà báo – nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên của báo Người Hà Nội, nhà báo – nhà viết kịch Phùng Dũng của báo Hà Nội mới, nhà báo – nhà viết kịch Lê Thu Hạnh, nhà báo – nhà phê bình sân khấu Tố Lan của tạp chí Sân khấu; hay như PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng đã từng là cây bút phê bình sân khấu sắc sảo của tạp chí Sân khấu những năm tám mươi thế kỷ trước…

Có thể nhận thấy điểm nổi bật ở các nhà báo cùng đồng hành và trưởng thành trong lĩnh vực sân khấu Trung ương và Hà Nội là họ đều có lòng yêu thích, đam mê với sân khấu, và mỗi người tùy sở trường, sở thích, tài năng mà trở thành tác giả sân khấu, nhà lý luận hay nhà phê bình sân khấu. Họ đều có những kiến thức khá chắc chắn về sân khấu và LLPB sân khấu.

Trong thời gian khoảng mười lăm năm trở lại đây, một thực trạng ngày càng phổ biến đối với các phóng viên văn hóa văn nghệ: đấy là trình độ và năng lực yếu kém. Nhà báo viết về những vấn đề văn học nghệ thuật nhưng hầu như họ chẳng có là bao những kiến thức về lĩnh vực họ đang theo dõi. 

Trong một lần trò chuyện cách đây hơn 6 năm ở Ninh Bình, nhân sự giao lưu và gặp gỡ văn nghệ sĩ của các vùng kinh đô, tôi và PGS. TS Văn Giá, Trưởng khoa Sáng tác, Lý luận văn học, Báo chí của trường Đại học Văn hóa cùng đồng nhất quan điểm, hiện tình phóng viên văn nghệ của các báo quá yếu, quá thiếu kiến thức. Tôi rất ủng hộ ý tưởng mở thêm lớp đào tạo phóng viên lĩnh vực văn hóa văn nghệ của anh Văn Giá. Sau đó hơn năm lớp này chính thức được đưa vào chương trình đào tạo của nhà trường.

Có thể thấy, hiện nay có rất ít nhà báo viết hay, viết giỏi, có kiến thức về sân khấu chứ chưa nói đến lĩnh vực LLPB. Vậy nên, trên các tờ báo cũng hầu như vắng bóng những bài phê bình sân khấu. Những bài, những vấn đề về lý luận sân khấu thì may ra chỉ còn lác đác trên tạp chí chuyên ngành. Trên mặt báo chỉ tồn tại dạng bài phổ biến nhất là giới thiệu vở diễn, giới thiệu các gương mặt diễn viên.

Chưa được quan tâm đúng mức

Bất cứ hình thức hoạt động nào của xã hội, muốn tốt phải có sự đầu tư. Văn hóa nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Như đã nói, một số nhà báo trở thành tác giả, nhà LLPB sân khấu bởi chính niềm đam mê, động lực cá nhân mỗi người. Nếu như có sự đầu tư, có những hướng giúp nhà báo nâng cao kiến thức về sân khấu, đặc biệt lĩnh vực LLPB, tôi tin chắc sẽ có nhiều cây bút viết về sân khấu xuất sắc.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lâu nay có câu lạc bộ nhà báo viết về sân khấu. Đây là một hình thức tốt tạo nên mối quan hệ bổ trợ báo chí và sân khấu, sân khấu và báo chí.

Qua hoạt động báo chí nhiều năm, qua nhiều kênh thông tin đồng nghiệp các báo cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa sân khấu với báo chí, báo chí với sân khấu, nổi bật nhất hiện nay là Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Chèo Hà Nội. Còn một số nhà hát duy trì mối quan tâm, quan hệ tốt với báo chí chỉ trong một giai đoạn như Nhà hát kịch Hà Nội giai đoạn đạo diễn Hoàng Quân Tạo làm trưởng đoàn; Nhà hát Cải lương Hà Nội giai đoạn NSND Ngọc Dư làm trưởng đoàn.  

Thực ra, những lần gặp gỡ giữa báo chí với sân khấu, sân khấu với báo chí của một đoàn, nhà hát cụ thể nào; nhân khi khởi dựng, quá trình dàn dựng, tổng duyệt hay ra mắt một vở diễn… chính là cơ hội sân khấu, cụ thể là nhà hát ấy tranh thủ giới thiệu, cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, hiểu biết về sân khấu cho những người làm báo. Cao hơn nữa, nhà hát có thể thu hút một số nhà báo đến tìm hiểu viết về mình và những nghệ sĩ, diễn viên của mình…

Tuy nhiên, sân khấu Việt Nam nói chung, sân khấu Hà Nội nói riêng sau thời hoàng kim của những năm tám mươi, thế kỷ hai mươi, là giai đoạn sân khấu mất dần khán giả, sân khấu không còn là ngôi đền thiêng nghệ thuật… Các đoàn, các nhà hát bươn chải lo tồn tại còn đầy gian nan, thì nói đến quan hệ hay đầu tư cho báo chí đến với mình e cũng không phù hợp.  

Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu qua mối quan hệ với báo chí

Báo chí và truyền thông hiện nay có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Sân khấu Việt Nam với những nhà hát danh tiếng như: Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Quân đội,  Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Chèo Việt Nam… là những thương hiệu nghệ thuật lớn trong lòng công chúng. 

Trong thế giới phẳng hôm nay, nếu tự hài lòng với những gì đã có, nếu cao đạo trong nghệ thuật tức là đánh mất dần thương hiệu đã có. Trong khi đó, báo chí vừa là khán giả vừa là người đồng hành tốt nhất của sân khấu trên hành trình xây dựng thương hiệu bền vững.

Muốn báo chí gắn bó với mình, muốn gây dựng “người của mình” trong  báo chí (tức xây dựng, bồi dưỡng nhà báo trở thành những nhà LLPB, tác giả sân khấu…), sân khấu nói chung, các nhà hát nói riêng cần có chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của mình. Muốn mọi người đến với mình, trước hết mình phải có sức hấp dẫn; tức là, sân khấu hay các nhà hát phải có những vở diễn hay.

Cùng với đó, nơi có thể có điều kiện tốt nhất nhằm trang bị kiến thức về sân khấu, về LLPB sân khấu cho các nhà báo chính là tổ chức Hội hiện nay. Nên chăng, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nên thường xuyên mời những nhà sân khấu, những người làm công tác LLPB tên tuổi trao đổi, cung cấp kiến thức cho nhà báo. Và, có thể tìm ra những mô hình thích hợp trong vấn đề này. 
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập phường Sơn Tây
    Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây xúc động trong phim “Dịu dàng màu nắng”
    Mới chỉ sáu tuổi, Khôi Nguyên – diễn viên nhí vào vai bé Khoai trong phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng” đã có diễn xuất chạm đến trái tim hàng triệu khán giả bằng lối diễn tự nhiên, chân thật, cảm xúc và đầy bản năng.
  • Mô hình y tế ba trụ cột đưa Phương Đông vào Top 3 Bệnh viện tốt nhất Việt Nam 2025
    Trong bối cảnh ngành y tế không ngừng chuyển mình, mô hình bệnh viện hiện đại, thông minh và lấy người bệnh làm trung tâm đã trở thành tiêu chuẩn mới. Danh hiệu Top 3 Bệnh viện tốt nhất Việt Nam 2025 là minh chứng cho hành trình bền bỉ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông – nơi chất lượng điều trị đến từ sự cộng hưởng giữa môi trường trong lành, công nghệ hiện đại và đội ngũ tận tâm. Cũng chính ba trụ cột ấy đã làm nên dấu ấn khác biệt của Phương Đông giữa một môi trường y tế ngày càng cạnh tranh
Đừng bỏ lỡ
Nhà báo với lý luận phê bình sân khấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO