Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng

Ngô Khiêm| 28/06/2019 16:07

Gọi Lê Tiến Vượng là “nhà” gì cũng thiếu bởi anh không chỉ viết báo, làm thơ, thiết kế Logo mà gần đây anh còn hăng hái, đam mê với những chuyến thiện nguyện trong câu lạc bộ mang tên “Trái tim hồng”.

Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng
Nhà báo Lê Tiến Vượng cùng 
câu lạc bộ “Trái tim hồng” trong một chuyến thiện nguyện 

 Cách đây chừng 3 năm về trước, tôi đã có cơ duyên đến thăm “đại bản doanh” của báo Thiếu niên Tiền phong để tìm gặp nhà báo Lê Tiến Vượng qua lời giới thiệu của một ông bác - nhạc sĩ Thanh Khang. Hôm ấy, tôi đã thực sự ấn tượng về anh - một con người chân thành, cởi mở, dễ mến, tâm huyết, chu đáo với bạn bè, cho dù tôi và anh thuộc vào hai thế hệ khác nhau.

Chắc nhiều người cũng đã biết, Lê Tiến Vượng mặc dù làm nhiều việc cùng một lúc nhưng ít nhiều trong từng lĩnh vực anh tham gia đã có những dấu ấn nhất định. Nhưng dẫu vậy, có lẽ thành công nhất trong sự nghiệp của anh là thiết kế Logo. Nếu ai đó thường xuyên đọc một số tờ như Hànộimới Cuối tuần hay Văn nghệ Công an thì thấy đều đặn mỗi số báo anh lại có những bức vẽ minh họa cho một chuyên mục của báo. Riêng ở lĩnh vực này, anh đã gặt hái được không ít giải thưởng danh giá của Nhà nước, của các tỉnh, thành, địa phương, các ngành và nhiều doanh nghiệp. Lê Tiến Vượng thiết kế mỹ thuật, Logo với nghệ thuật độc đáo, để lại dấu ấn thuyết phục của giới chuyên môn và công chúng. Chính vì thế anh được bạn bè và giới văn nghệ sĩ thường gọi với cái tên thân mật: Vượng Logo. 

Thế nhưng, gần đây bên cạnh biệt danh ấy, người ta còn gọi anh với cái tên trìu mến khác là Vượng “Trái tim hồng” bởi, anh đã khởi xướng một câu lạc bộ thiện nguyện hoạt động sôi nổi từ cách đây 6 năm về trước. Vậy là cứ thế bên cạnh công việc bộn bề, anh lại lao vào công việc xã hội mà theo nhiều người là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Được trò chuyện với anh thì mới hiểu hết được những gì mà anh đang đau đáu, nung nấu, miệt mài gom góp chia sẻ cùng cộng đồng, đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, những mảnh đời đang vật lộn qua khó khăn, để tồn tại vượt lên số phận.
Chia sẻ về câu lạc bộ này, anh cho biết, vào năm 2013 thấy hoàn cảnh một cựu chiến binh do tái phát vết thương cũ mất đi để lại người vợ đang mắc bệnh hiểm nghèo và những đứa con còn nhỏ, anh đã cùng nhóm âm thầm giúp chị chữa bệnh, xây nhà, mua bê, lợn, gà để gia đình cân bằng và ổn định đời sống. Thế rồi, phong trào ngày càng lan tỏa rộng rãi hơn, nhiều người tham gia hơn 6 năm không phải là dài nhưng câu lạc bộ “Trái tim hồng” đã xây dựng được 14 điểm trường học cho các cháu ở vùng sâu, vùng xa góp phần cùng xã hội xóa cảnh lán nứa, phên tre tạm bợ cho nhiều trường tại các địa phương khó khăn như: Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên... Rồi nhóm đã xây dựng được 17 tủ sách trong bệnh viện, trường học để nâng cao văn hóa đọc cho mọi người. Với trái tim chia sẻ thương yêu, vào các dịp mùa đông giá rét hay dịp Tết Nguyên đán, nhóm của anh lại ngược xuôi với hàng ngàn suất quà bao gồm chăn màn, quần áo, đường sữa, bánh kẹo, gạo, xoong nồi, mắm muối... Riêng tiền mặt chia sẻ cho nhiều gia đình ở các bản nghèo vùng cao đón Tết lên tới 600 triệu đồng.

Đã thành thông lệ, nhiều năm nay đến tận ngày 30 Tết, người ta vẫn thấy vợ chồng anh và những người con gái yêu của anh miệt mài đến với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chia sẻ nỗi lo chung với người nghèo, người hoạn nạn… để họ vơi đi nỗi đau trong cuộc sống, có một cái Tết no đủ, ấm áp. 

Nhưng còn đẹp hơn nữa, khi tư tưởng làm từ thiện đã “ngấm” từ anh đến 2 người con gái của mình. Được biết, con gái Lê Hương Thảo của anh sau khi giành giải Á hậu 1 ở cuộc thi sắc đẹp sinh viên thế giới tại Nhật Bản đã dành toàn bộ số tiền thưởng là 30 triệu đồng để đóng góp vào chương trình thiện nguyện “Trái tim hồng”. Hơn thế nữa, Hương Thảo còn vận động Ban tổ chức cuộc thi và bạn bè quốc tế quyên góp cùng câu lạc bộ xây dựng thêm được 2 ngôi trường vững chãi tại Pú Piến, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Còn cô con gái Lê Quỳnh Anh của anh cũng đã làm riêng được một việc có ý nghĩa. Đó là từ ngày 1/6/2018, Quỳnh Anh đã cùng các bạn trẻ là các họa sĩ, nghệ sĩ, công chức... chính thức thực hiện dự án lâu dài “Giúp em tới trường” bằng việc tìm và đưa các bạn học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trước nguy cơ bỏ học nhưng có học lực tốt, đưa về xuôi nuôi ăn học thành tài rồi trở về quê hương xây dựng bản làng. Trong chương trình này, Quỳnh Anh đã đóng góp 3 triệu đồng/tháng còn các bạn khác đã đóng góp 5 triệu đồng/tháng. Hiện nay, chương trình đã đưa được 4 bạn nhỏ về xuôi và các bạn đã học tập, hòa nhập tốt với các bạn miền xuôi. Tại đây, các bạn nhỏ đã được đôi vợ chồng trẻ có tấm lòng thiện tâm đồng hành chăm sóc, coi như con cái trong nhà, đưa đón đi học, lo ăn uống, tiền học, sách vở, quần áo và dạy dỗ hằng ngày. 

Riêng câu lạc bộ “Trái tim hồng” cũng thường xuyên qua thăm nom tặng quà và hỗ trợ hàng tháng 2 triệu đồng cùng các bạn trẻ có tấm lòng thiện tâm chăm lo các bé người dân tộc thiểu số vùng cao... Câu lạc bộ cũng đã mời cô giáo dạy nhạc, dạy múa, dạy vẽ cho các bé có điều kiện mang tiếng hát, điệu múa đi giao lưu. Được biết, hè này, Lê Tiến Vượng sẽ mời các bạn về Câu lạc bộ nghệ thuật Artstar - Báo Thiếu niên Tiền phong học tập và giao lưu. 

Nếu ai đó có dịp ghé vào trang Facebook “Trái tim hồng - Tấm lòng Việt” sẽ rất xúc động về một dòng “trạng thái” về công việc từ thiện của nhóm: “Nếu nói cứu một mạng người bằng xây bảy ngôi chùa, thì Oskar Schindler (1908 - 1974), kỹ nghệ gia người Đức sinh tại Moravia, đã xây khoảng 8.400 ngôi chùa, do ông đã cứu khoảng 1.200 người Do Thái khỏi nạn diệt chủng của phát xít Đức”. Còn câu lạc bộ Trái tim hồng đã xây bao nhiêu ngôi trường, hỗ trợ và cưu mang giúp đỡ bao nhiêu em bé, những người nghèo khó cô đơn không nơi nương tựa, đưa các em từ không có chữ giờ có trường được đến lớp đi học thành người để có tương lai vững chắc chỉ bởi mỗi thành viên “Trái tim hồng” luôn hiểu giá trị cốt lõi của yêu thương.

Vâng, “Giá trị cốt lõi của yêu thương”, cụm từ này khi đọc lên có lẽ đã ám ảnh nhiều người và tôi nghĩ rằng, những gì mà nhà báo Lê Tiến Vượng và những người xung quanh anh đã và đang làm giúp chúng ta hiểu được “giá trị cốt lõi của yêu thương”. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Nhà báo Lê Tiến Vượng: Nối dài ước mơ với Trái tim hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO