Nguyễn Đình Ánh

Nguyễn Đình Ánh| 28/05/2020 14:27

Sinh năm 1981, hiện sống và làm việc tại Nghệ An. Có thơ đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Giải Khuyến khích cuộc thi thơ Hạ thương (2014) và 3 giải thưởng truyện ngắn.

Nguyễn Đình Ánh

Giấc ngủ con

Bình yên về ấp ủ
Trong giấc mộng núi đồi
Mẹ cha ru con ngủ
Bằng bao giọt mồ hôi
Con ngủ không vành nôi
Nơi ruộng đồng đang gặt
Chăn gối đầu thân lúa
Ru giấc nồng con ơi!
Ngắm con ngủ chơi vơi
Mơ câu thơ ngày bé
“Ngủ ngoan Akay ơi…
em đừng rời lưng mẹ…”
Câu thơ từ tấm bé
Câu thơ từ trong tranh
Ru cuộc đời mát lành
Từ à ơi lời mẹ…
Ngủ ngon con ngoan nhé!
Mồ hôi mẹ ru con
Hương thơm lúa nhè nhẹ
Ru xanh đôi mắt non.
Ngủ ngon con ngoan nhé!
Sau này con lớn lên
Đừng quên hương lúa chín
Đừng quên mồ hôi mẹ
Ôi, khẽ khàng giấc con.

Điều giản đơn

Con sốt mấy ngày rồi
Mà nào đâu hay biết
Con sốt cao đột ngột
Bố cứ ngỡ mọc răng
Đêm mẹ thức bế bồng
Bố nằm riêng và… ngủ
Nào biết đâu thiếu - đủ
Nào biết điều giản đơn.

Bố dạy xa dậy sớm
Mẹ dậy thổi cơm ăn
Bố ăn xong đi vội
Bỏ đằng sau khoảng trời
Nhiều lúc cứ rong chơi
Đâu hay chuyện con cái
Đôi khi còn triết lí
Những chuyện đời cao siêu
Nhưng nào đâu chịu hiểu
Chuyện đời thường tôi ơi!

Biết ơn người tri kỉ
Giúp hiểu điều giản đơn.
(0) Bình luận
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • Xuân vùng cao
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xuân vùng cao của tác giả Lê Bá Thự.
  • Mùa xuân ở phía anh chờ
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân ở phía anh chờ của tác giả Trần Trọng Giá.
  • Đồi xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Đồi xuân của tác giả Bùi Việt Phương.
  • Ơn mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ơn mùa của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Mưa xuân Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mưa xuân Hà Nội của tác giả Chung Tiến Lực.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người
    “Lương tri” và “phẩm giá” con người, cùng sự kết tinh và thăng hoa của nó, - hai tiêu chí thiêng liêng và cao quý này, không dễ gì mà bạn bè quốc tế đã từng trân trọng dành cho chúng ta, coi đó là biểu tượng khí phách của Thủ đô Hà Nội và toàn dân tộc.
  • Tết Việt dưới góc nhìn di sản
    Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả. Đã có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, truyện cổ dân gian xưa phản ánh nguồn gốc của Tết Cả mang tính thuần Việt như “Truyện Lang Liêu” (hay còn gọi là “Sự tích bánh chưng, bánh dày”), “Sự tích Táo Quân”, “Sự tích cây nêu”,… Và trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Cả không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh nông nghiệp.
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Tây Hồ chăm lo người cao tuổi dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong không khí ấm áp của mùa xuân Thủ đô, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm để thực hiện các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ và tổ chức các chương trình vui Xuân dành cho người cao tuổi.
  • Hà Nội ra mắt tuyến buýt số 05, chạy bằng điện
    Từ 01/02/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) chính thức vận hành tuyến buýt điện số 05 (Mai Động – Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội). Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được triển khai mang đến trải nghiệm di chuyển hiện đại – tiện lợi – thân thiện môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
Nguyễn Đình Ánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO