nguồn lực

Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.
  • Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội
    Đây là một nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
  • Tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính để khơi thông nguồn lực, phát triển đất nước
    Năm 2025, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) thực chất, hiệu quả, trong đó tập trung loại bỏ ngay những quy định, TTHC đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đời sống người dân để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
  • Huyện Mê Linh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư
    Năm 2024, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho các kế hoạch trong năm 2025. Theo đó, năm 2024, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tăng trưởng được duy trì; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…
  • Hà Nội tập trung nguồn lực xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
    TP. Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng; hiện đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi).
  • Các trí thức, văn nghệ sỹ tin tưởng với nguồn lực sẵn có, Hà Nội sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
    Tại cuộc gặp mặt nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 do Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chiều 7/1, các văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn Thủ đô đã có những chia sẻ tâm huyết nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với vị thế, vai trò Thủ đô của đất nước.
  • Huy động nguồn lực xã hội để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới sáng tạo mở không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố sống còn để các quốc gia và doanh nghiệp phát triển bền vững. Mô hình đổi mới sáng tạo mở, với việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình.
  • Hà Nội gỡ khó 5 dự án chậm tiến độ, tạo động lực và nguồn lực phát triển Thủ đô
    Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo “Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về tình hình triển khai một số dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố” diễn ra ngày 30/10.
  • [Podcast] Nội dung mới về tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều nội dung mới, chính sách đặc thù để phát triển Thành phố Hà Nội. Trong đó phải kể đến điểm mới trong Luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô. Với những điểm mới ở lĩnh vực này, cùng các cơ chế, chính sách khác của Trung ương về việc phát triển Hà Nội, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, Hà Nội sẽ sớm cán đích “Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Tăng cường nguồn lực đầu tư bứt phá, nâng cao chất lượng giáo dục đại học
    Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị giáo dục ĐH năm 2024 với chủ đề “Tăng cường nguồn lực đầu tư bứt phá, nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Hội nghị là dịp để nhìn nhận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
  • Khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa Thủ đô
    “Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài”, đó là khẳng định của TS. Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 23/7.
  • Chính sách đặc thù phát triển di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội
    Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, với nhiều chính sách đặc thù tạo động lực cho Hà Nội phát triển thành Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) có chính sách về phát triển văn hóa, sẽ góp phần bảo vệ và phát triển văn hóa phi vật thể Hà Nội nói riêng xứng với truyền thống Thăng Long - Hà Nội.
  • Gỡ điểm nghẽn mạng lưới giao thông, xây dựng đô thị Hà Nội hiện đại
    Để phát triển Hà Nội theo định hướng của Trung ương, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô) đưa ra các phương án phát triển mạng lưới giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp với xu thế thời đại.
  • Bộ Chính trị: Văn hóa là nguồn lực, động lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô
    “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô) được Thành phố Hà Nội triển khai bài bản, công phu, cùng nhiều điểm mới có tính đột phá mạnh mẽ. Trong đó nhấn mạnh Văn hóa và Di sản là 1 trong 5 trụ cột phát triển Thủ đô. Nội dung này cũng đã được Bộ Chính trị thống nhất trong Kết luận số 80 - KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Thống nhất 5 nhóm vấn đề tạo nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao
    Sau một buổi làm việc, trưa ngày 12/5, Hội thảo Văn hóa năm 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” tại tỉnh Quảng Ninh đã bế mạc. Hội thảo đã thảo luận và thống nhất các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, tập trung 5 nhóm vấn đề.
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”
    Kế hoạch “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2024 vừa được Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành. Năm nay, “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” là chủ đề “Tháng hành động vì trẻ em” của Thành phố.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO