Nhịp sống Hà Nội

Người trồng sen hồ Tây vào mùa thu hoạch

PV 16:06 16/06/2024

Hoa sen trồng ở hồ Tây từ lâu đã nổi tiếng bởi cả màu sắc lẫn hương thơm. Trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Hà Nội, hoa sen ở hồ Tây thuộc quận Tây Hồ luôn có một vị trí trang trọng, góp phần không nhỏ tạo nên cái "chất" rất riêng của Hà Nội mỗi độ tháng 6 về.

dsc01238.jpg

Thủ đô Hà Nội có nhiều đầm sen lớn, nhưng hoa sen ở hồ Tây vẫn được người Hà Nội ưa chuộng nhất.

dsc00910.jpg

Thu hái hoa sen là công việc mang những nét đặc thù riêng, khác hẳn với sự “dễ tính” như khi trồng và chăm sóc loài hoa này.

dsc00923.jpg

Gần 5h sáng, thời điểm những giọt sương đêm vẫn còn đọng đầy trên lá, ông Trần Trung Thành - một hộ gia đình có đầm sen lớn nhất Phường Quảng An (quận Tây Hồ) cùng người thân lên thuyền đi hái hoa sen.

z5543465002413_9727d8c1528081e5f387884474dea8a1.jpg

Việc thu hái hoa sen chỉ diễn ra trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng lúc sáng sớm và thường kết thúc trước 8h sáng.

z5529667856508_2f8f1f334ca6ab82d3908bdf49cc3cc2.jpg

Khi các thuyền chở đầy hoa cập bến, công tác phân loại hoa sen được các cô, các chị thực hiện trước khi xuất bán.

z5543448189365_6f95e9ee4af975ba5b5d4e18f394d803.jpg

Ông Thành cho biết, hoa sen được thu hái trong buổi sáng nay chủ yếu phục vụ cho việc ướp trà nên sẽ chọn những bông đã nở hàm tiếu (chớm nở) đầu tiên trong ngày.

snapedit_1718122771427.jpg

Những bông sen nguyên vẹn, không bị dập gãy sẽ được bó thành từng bó nhỏ, việc này vừa có tác dụng giữ ẩm cho hoa, vừa có khả năng giữ cho hoa không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển.

z5543440959748_fb594d93fe4e1ee1711bf22374eadb92.jpg

8h sáng, thời điểm khách đến mua hoa sen của ông Thành đã tấp nập. Trong đó, khách mua buôn, khách mua lẻ để sử dụng gia đình đều có.

dsc00957.jpg

Những bông vẫn còn ở dạng nụ sẽ được chọn riêng để giao đến các điểm bán lẻ phục vụ người dân mua về cắm hoặc đi lễ.

dsc01007.jpg

Sen Tây Hồ là dòng sen Bách Diệp nổi tiếng với hai màu chính là hồng và trắng. Về nguồn gốc của loài sen này, ông Thành cho biết, không có căn cứ nào để xác định bởi bao đời nay người trồng sen Tây Hồ vẫn thừa hưởng lại từ di sản của cha ông.

dsc01014.jpg

Những người chơi hoa sen lâu năm cho biết, dòng sen Bách Diệp của Tây Hồ luôn có nhiều cánh hơn và thơm hơn những dòng sen khác.

dsc01025.jpg

Từ Tây Hồ, mỗi ngày hàng nghìn bông sen Bách Biệp đã theo chân người Hà Nội để hiện diện ở mọi không gian trong đời sống, mang hương sắc của mình điểm tô thêm cho cái "chất" rất riêng, độc đáo của mảnh đất ngàn năm văn hiến mỗi độ tháng 6 về./.

Bài liên quan
  • Phường Quảng An (Tây Hồ): Điểm sáng trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường
    Trong những năm qua, Hà Nội đã phát động nhiều chương trình, kế hoạch kêu gọi sự chung tay, giúp sức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Trong đó, phong trào tổng vệ sinh môi trường ngày cuối tuần đã được triển khai hiệu quả tại nhiều quận, huyện mà hạt nhân của những thành công này bắt đầu từ các tổ dân phố.
(0) Bình luận
  • Cuộc thi video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”
    Nội dung của video clip giới thiệu những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, du lịch, lễ hội và môi trường sống, vùng đất, con người của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình; giới thiệu mô hình, điểm check-in của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình... ở huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội.
  • Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Ấn tượng màu áo xanh tình nguyện
    Xông xáo, nhiệt huyết hỗ trợ thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024 – 2025 là những dấu ấn của lực lượng thanh niên tình nguyện Thành phố Hà Nội. Khoác trên mình màu áo xanh, các tình nguyện viên đã phối hợp nhịp nhàng với lực lượng an ninh, y tế... góp phần làm nên thành công chung kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội.
  • Vỡ òa cảm xúc bố mẹ “tiếp sức” cho con trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
    “Con ơi, mẹ đây. Làm bài tốt phải không con?”, “Bố ơi…”, “Mẹ ơi, con làm được bài, vui lắm” cùng những cái ôm thật chặt, đó là thanh âm và hình ảnh đầy cảm xúc trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025 của Thành phố Hà Nội, buổi thi đầu tiên sáng 8/6.
  • Những cây kem độc đáo tạo hình các địa danh nổi tiếng Hà Nội
    Trong nhịp sống hối hả của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ được biết đến qua những di sản văn hóa, con phố cổ kính mà còn đọng lại trong tâm trí mỗi người bởi những hương vị quen thuộc, thân thương. Không gian văn hóa Hà Nội được tái hiện qua từng con phố, từng ngõ nhỏ, và giờ đây, cả trong những cây kem độc đáo mang tạo hình các địa danh nổi tiếng như Cột cờ Hà Nội, Nhà thờ Lớn, Tháp Rùa, Bốt Hàng Đậu, ga Hà Nội,...
  • Người dân ngoại thành Hà Nội hối hả vào vụ gặt
    Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 trên những cánh đồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội lúa bắt đầu chín rộ, vàng ươm. Người nông dân ở khắp các thôn, xã lại bước vào mùa gặt mới. Cảnh đồng quê bao trùm một không khí rộn ràng, một bức tranh thanh bình thân thuộc.
  • “Sống lại” làng nghề giấy Dó
    Làng nghề giấy Dó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã đi vào ca dao và trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó thuộc làng Yên Thái xưa, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mai một gần như không còn. Để phát triển dịch vụ, du lịch văn hóa đặc thù, phát huy giá trị nghề sản xuất truyền thống, quận Tây Hồ đã lập đề án phục dựng nghề này.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Thời hoa lửa” của phóng viên chiến trường
    Những người làm báo thời chiến tranh - phóng viên chiến trường, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải đứng trước lằn ranh sinh tử, thậm chí hy sinh để hoàn thành sứ mệnh của người chép sử trong lửa đạn.
  • Phóng viên ảnh đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam
    Trong giới nhiếp ảnh, không mấy ai được may mắn như Nguyễn Bá Khoản, sớm giác ngộ cách mạng lại có cơ hội chụp ảnh cho báo Tin tức - Cơ quan Mặt trận Dân chủ từ những năm 1937 - 1938, tiếp đó ông làm việc cho báo Cứu quốc (1942 - 1946).
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
  • Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII vào tối nay 21/6 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay
    Tối nay 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Ta để lại gì trong tâm khảm nhân dân
    Nhà báo, nhà văn - Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung (1930 - 2016) trong cuốn “Văn nghệ sĩ Liên khu 5 - Lý tưởng, nhân cách, sáng tạo” khi viết về chân dung những người làm báo, viết văn, quay phim, chụp ảnh nơi chiến trường dằng dặc đạn bom từng chia sẻ: “Trong chiến tranh, người chụp ảnh và người quay phim có khát khao như lửa táp, ấy là chụp được, quay được chính diện gương mặt của người chiến sĩ cầm súng đang xung phong”, nhưng họ “mãi mãi không bao giờ đạt được khát khao đó”…
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Cổ vật quý hiếm tượng đồng Nữ thần Durga đã về Việt Nam
    Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 20-6 cho biết, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.
  • Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô 2024
    “Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô” lần này có sự tham dự của gần 400 diễn viên là cán bộ chiến sĩ thuộc 64 đơn vị của lực lượng Công an Hà Nội. Các tiết mục lần lượt được trình diễn trong hai ngày 19 và 20-6-2024.
  • Giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Xô và Hội nghị Paris
    Sách “Việt Nam – Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay); tô thắm tinh thần đoàn kết, hữu nghị vì mục đích hòa bình của nhân loại; tô thêm những mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; viết tiếp những bước đi tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì một dân tộc hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững.
  • Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” qua đời
    Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” đã qua đời vì trọng bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh sáng ngày 19/6/2024, ở tuổi 79.
  • Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sắp diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế)
    Các cổ vật, cây cảnh và hoa phong lan trong cả nước sẽ hội tụ về tỉnh Thừa Thiên Huế trưng bày, triễn lãm trong Đại nội Huế từ ngày 21/6 – 21/7/2024.
  • Nhiều tác giả Việt Nam được vinh danh tại Cuộc thi ảnh ẩm thực Pink Lady 2024
    Ban tổ chức giải thưởng Nhiếp ảnh gia ẩm thực – Pink Lady vừa công bố danh sách thắng giải năm 2024. Trong đó, có một số nhiếp ảnh gia Việt Nam có tác phẩm được vinh danh.
Người trồng sen hồ Tây vào mùa thu hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO